Giáo dục mầm non
   Nỗi buồn cô giáo mầm non...
 
Những người viết nét chữ đầu tiên lên tâm hồn các em chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Ảnh: L.V.
Các trường mầm non Núi Thành (Quảng Nam) thường tổ chức quyên góp giúp đỡ những đồng nghiệp hợp đồng. Không quyên góp lẫn nhau được thì đi xin. Gặp các nhà hảo tâm, Hiệu trưởng thường đưa bảng lương “còm” của các cô giáo hợp đồng để làm “bằng chứng”.

Công việc của giáo viên mầm non, diện hợp đồng còn nhọc nhằn hơn cả đồng nghiệp trong biên chế (phần lớn là cán bộ quản lý - hiệu trưởng, hiệu phó), họ cũng chẳng thua kém bằng cấp nào cả, nhiều người là giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua nhiều năm liền… thế nhưng số phận của họ lại quá nghiệt ngã khi phải chấp nhận mức lương "giậm chân tại chỗ".

Ở huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) có 119 giáo viên mầm non lâm vào hoàn cảnh như vậy. Cô Trần Thị Lan (dạy trường Vàng Anh, Tam Hiệp) có bằng cao đẳng mầm non, dạy 12 năm, lương hiện nay 770.000 đồng/tháng (từ 2002 đến nay cô được hưởng một hệ số lương 1.52). Mỗi tháng, riêng tiền xăng đã tiêu tốn 1/3 lương mà cũng là tổng thu nhập của cô rồi.

Khi ngành phát động chuẩn hoá giáo viên, sợ bị sa thải, cô phải vay mượn mấy triệu đồng để học cho xong cao đẳng. Khoản vay đó bao nhiêu năm rồi cô không trả nổi. Ngoài việc dạy, cô phải lo đòi tiền phụ huynh, mà chuyện này còn nhọc hơn đi dạy. Hiệu trưởng căn cứ trên đầu học sinh giao cho cô thu học phí, thu không đủ phải bỏ tiền bù vào.

Cả huyện Núi Thành này, học phí mầm non 1 tháng chỉ có 35.000 đồng, con nhà ai đi bán trú thì nộp thêm 5.000 đồng tiền ăn/ngày, 1 tháng phụ huynh nộp tất tần tật các khoản chưa đến 200.000 đồng, thế mà nhiều người… chạy làng. Cứ nói chờ mùa gặt, chờ bán heo, nợ lần khân 2-3 tháng.

Nhất là phụ huynh có con em chuẩn bị lên lớp 1, ngày 20 trường bế giảng thì 15 họ cho con nghỉ, "ôm" mấy tháng học phí, tiền ăn "chạy luôn", cô đi tới đi lui năm, bảy lần, nói nhẹ có, nặng có, thậm chí van xin có, cũng không lấy được nợ. Có ai biết bao lần cô phải bỏ tiền lương còi cọc của mình để đền cho phụ huynh.

Cô Minh H. (Trường Hoa Sen, Tam Xuân I) lương 771.000 đồng/tháng. Túng bấn quá, chồng không thông cảm còn chửi mắng, cô không chịu được bỏ dạy đi làm ruộng. Thế nhưng nghỉ vài vụ mùa cô lại đến trường.

"Lương đi dạy bèo bọt vậy nhưng tính ra cũng hơn làm một, hai sào ruộng anh à. Em tin cũng có lúc người ta nghĩ lại, lương sẽ tăng. Mà nếu không tăng, em cũng còn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lúc đau ốm có viên thuốc, về già có đồng lương hưu".

Các trường mầm non Núi Thành thường tổ chức quyên góp giúp đỡ những đồng nghiệp hợp đồng. Trường nhiều giáo viên hợp đồng quá, không quyên góp lẫn nhau được thì đi xin. "Chúng tôi đến những nhà hảo tâm trong vùng nói thẳng là xin về giúp cho cô giáo hợp đồng, họ khổ quá, đây bảng lương của họ đây các vị nhìn xem có ứa nước mắt không?"- cô Huỳnh Thị Đoạt, Hiệu trưởng Trường Hoa Sen, kể.

Trường cô này có 15 giáo viên hợp đồng, những người khổ rất nhiều. Trong đó có cô Dương Thị Thu, 52 tuổi, quê Tam Xuân I, đi dạy mầm non từ năm 1976, 32 năm rồi, mà lương chỉ có 1.015.000 đồng (hệ số 2.0 được xếp từ 2002 đến nay). Rồi cô Trần Thị Kim Thoa, 30 năm đi dạy, được xếp hệ số lương 1.76, mỗi tháng nuôi chồng nuôi con bằng 900.000 đồng.

Cô Ngô Thị Nhân, Hiệu trưởng trường Vàng Anh nói: Chúng tôi không thể tăng hệ số lương cho các cô vì đó là chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Núi Thành. Vào năm 2003, tài vụ của Phòng đã họp hiệu trưởng và kế toán của tất cả các trường mầm non và hướng dẫn cách tính lương như vậy.

Cô Nhân cũng nói không thể thỏa thuận tăng học phí với phụ huynh để trả lương đúng chế độ cho các cô vì xã nông thôn nghèo, tăng học phí, phụ huynh để con ở nhà, học sinh tụt, lớp giảm, phải sa thải giáo viên, hậu quả còn tồi tệ hơn.

Vì những lý do nêu trên mà các hiệu trưởng đã buộc cô giáo hợp đồng phải cam chịu mức lương "còm", hơn nữa đã chồng thêm việc lên tấm lưng xanh xao, còm cõi của các cô.

Như cô Nhân, trường cô có 5 lớp bán trú, theo quy định phải có 10 giáo viên nhưng cô chỉ tuyển 6 giáo viên. "Chừng đó giáo viên mà lương đã thấp, tăng thêm thì mỗi người còn được bao nhiêu trong khi khoản bù của Phòng không tăng?"

Theo CAND
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Nỗi đau ai biết...
Ngày gửi: 10/23/2008 3:02:44 PM

Bài viết này là thực trạng của giáo viên mầm non trong cả nước, trách nhiệm của giáo viên thì quá cao,thời gian làm việc cũng nhiều hơn giờ hành chính trong khi đó cũng phải tranh thủ thứ bảy chủ nhật để đi học. Hầu như là không có thời gian để nghỉ. Lương thấp không đủ ăn mà vẫn phải nâng cao trình độ.


guest
Nỗi niềm của Giáo Viên Mầm Non
Ngày gửi: 10/23/2008 9:12:48 PM


Có ai bảo là đi làm cô giáo MN là sung sướng, lương thì thấp kém chỉ có đựơc vài trăm, mãi mới xin đựoc 1 suất hợp đồng xã, cố gắng chờ cơ hội hoặc chạy tốt thì cũng mới đựoc vào hợp đồng huyện, tỉnh. Lương cũng không đủ nuôi đủ bản thân thì làm sao mà dành tâm huyết với nghề được, với cơ chế thị trường mở nhưng đồng lương cho giáo viên MN không mở là mấy. Một mâu thuẫn giữa sự kêu gọi nâng cao chất lựong giáo dục và đồng lương. Có biện pháp nào giải quyết đựơc mâu thuẫn này không?



guest

Sự bất cập giữa đồng lương và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Ngày gửi: 10/23/2008 9:40:22 PM

Với đồng lương chưa đạt lương tối thiểu của giáo viên mầm non dân lập TQ(360000)và một, hai trăm tiền thu học sinh thất thường của các tháng thì chúng tôi tâm huyết thế nào được đây. Ấy vậy nhưng chúng tôi vẫn phải hết mình gò lưng ra cống hiến cho giáo dục tỉnh nhà dù cuộc sống vẫn quá kham khổ; vẫn yêu thương học sinh như con mình... các cấp lãnh đạo nghĩ sao?


guest
Một điều rất kỳ lạ...
Ngày gửi: 10/23/2008 9:57:13 PM


Với gv mn làm nhiều thời gian nhất, trách nhiệm nặng nề , cường độ lao động nặng nhọc(cả về chân tay lẫn trí óc) so với các cấp học khác nhưng lại bị coi thừơng là gv không có trình độ(số lượng ngừoi nghĩ như vậy không ít)và một múc lương chỉ bằng hoặc thậm chí thấp hơn một osin. Với tôi một gv có trình độ cao đẳng và trình độ ngoại ngữ đại học lương cũng chỉ được 1.500.000/tháng. Thật vô lý kỳ lạ phải không..?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nỗi niềm mầm non “VIP” (15/10)
 KonTum: ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non. (15/10)
 Nước mắt cô nuôi dạy trẻ (14/10)
 Tiền phụ trội cho giáo viên mầm non: Bị bỏ quên suốt 21 năm! (13/10)
 Hà Nội: mầm non chất lượng cao... mới chỉ cao học phí (13/10)
 Đề nghị giải quyết ngay chế độ phụ trội cho giáo viên mầm non (9/10)
 Hà Nội: Giáo viên mầm non “phát khóc” vì lương (9/10)
 Nỗi niềm cô giáo mầm non (8/10)
 Trẻ thơ cõng nặng gánh học (7/10)
 Nhọc nhằn cơ sở mầm non (8/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i