Chăm sóc trẻ
   Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!
 

Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus mang tên Varicella Zoster Virus gây ra. Trên 90% số trẻ em chưa tiêm phòng vaccine có khả năng mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, kéo dài sang hè và gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường không khí, khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc chảy mũi,... hoặc từ nốt phỏng khi bị vỡ ra, từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét của người mắc bệnh.

Khi trẻ nhiễm thủy đậu, ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những đặc điểm khác nhau:

- Với thời kỳ ủ bệnh (từ 14 - 17 ngày), trẻ thường không có triệu chứng lâm sàng.

- Thời kỳ khởi phát (khoảng 1 ngày), trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, song cũng có trường hợp sốt cao 39 - 40 độ C, trằn trọc mê sảng co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên. Với trẻ nhỏ nhiễm bệnh ở giai đoạn này thường không chịu chơi, quấy khóc.

- Thời kỳ toàn phát (thời kỳ mọc ban) có thể sẽ xuất hiện ở da mặt, kể cả chân tóc và trong miệng của trẻ nhưng hầu như không có ở lòng bàn chân, bàn tay. Khi mới mọc ban những ban dát màu đỏ, sau vài giờ thành nốt phỏng nước trong, rất nông.

- Sau từ 4 - 6 ngày, nốt ban tự khô, đóng vảy và bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm.

Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng xương, khớp,... thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng

Trong suốt quá trình trẻ nhiễm bệnh, cha mẹ cần cho trẻ cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác. Trường hợp bất kỳ ai tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu đều phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Với trẻ nhiễm bệnh, cha mẹ cần giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Đặc biệt, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

Cha mẹ đừng quên thay quần áo và tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm sạch. Bên cạnh đó, phụ huynh cần vệ sinh vùng mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Đối với chế độc ăn, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu đồng thời bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, uống nhiều nước.

Lưu ý, để nốt phỏng tự vỡ, tránh làm vỡ các nốt phỏng vì sẽ để lại sẹo và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

Trường hợp sốt cao từ 38.5 độ C trở lên, cha mẹ có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt phỏng nước hãy đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Theo BS.CK2 Đặng Thị Kim Huyên - Trưởng khoa Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, trẻ bị nổi mụn nước do thủy đậu thì việc sinh thân thể sạch sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cha mẹ cần chú ý tắm rửa cho con hàng ngày bằng xà bông, sữa tắm hoặc pha thuốc tím. Phụ huynh nên chú ý đừng để trẻ cố gắng cào, móc các mụn nước đó vỡ ra, vì sẽ khiến siêu vi văng ra các vùng da lành khác. Nếu trường hợp mụn nước bị vỡ có thể dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào vết mụn gây nhiễm trùng. Bố mẹ nên dùng dung dịch xanh - methylene để giúp đầu mụn nước khô nhanh.

Bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên nhấn mạnh, bản thân bệnh thủy đậu không để lại vết sẹo lõm nhưng nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ cho bé, khi da bị nhiễm trùng nặng sẽ gây ra hiện tượng sẹo lõm khi bé khỏi bệnh.

Hơn 90% những người đã tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh hoàn toàn được căn bệnh này. 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), và thường là không bị biến chứng.

Từ con số cụ thể này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo đối với thủy đậu, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất.

Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắc xin này. Vì thế, khi có kế hoạch sinh con, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang con.

Theo Afamily.vn
Theo Phụ nữ Việt Nam

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thực phẩm giúp trẻ dưới 2 tuổi phát triển trí não các bà mẹ nên biết (24/3)
 Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp một số thắc mắc của mẹ khi nuôi con nhỏ (24/3)
 Trẻ nhỏ cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? (20/3)
 3 lỗi thường gặp khi chữa bệnh viêm da dầu cho trẻ nhỏ (20/3)
 Những thực phẩm khiến trẻ dễ béo phì phụ huynh không ngờ tới (16/3)
 5 dấu hiệu cho thấy trẻ nhạy cảm với thực phẩm (16/3)
 Trẻ ăn gì để tăng chiều cao tối ưu? (16/3)
 10 môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu (7/3)
 11 chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ (7/3)
 Mách mẹ các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái (2/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i