Sức khoẻ
   Viêm cơ tim siêu vi ở trẻ em: Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng bệnh
 

Viêm cơ tim thường do siêu vi gây nên, ở trẻ em có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp gây suy tim có diễn biến rất nhanh và không có dấu hiệu điển hình. Chính vì vậy việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

1. Tổng quan viêm cơ tim ở trẻ em

Viêm cơ tim ở trẻ là tình trạng viêm thành cơ tim, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do các nhiễm trùng, nhiễm độc hay các bệnh lý tại các mô liên kết. Viêm cơ tim ở trẻ thường đi kèm với tình trạng viêm màng trong tim hay viêm màng ngoài tim.

Viêm cơ tim trẻ em do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là siêu vi, cụ thể hay gặp là chủng Enterovirus (70 serotypes), Coxsackie B1-5, A4, A16 chiếm 50% trường hợp. 

Ngoài ra, còn có các siêu vi khác như: Echoviruses; Adenovirus; Rubella; Cytomegalovirus; Infectious Mononucleosis; quai bị; sởi; viêm gan siêu vi; Herpes Simplex virus; Influenza; Respiratory Syncytial virus; Mycoplasma Pneumoniae; HIV…

Viêm cơ tim do siêu vi là viêm thành cơ tim có đặc điểm thâm nhiễm tế bào viêm, hoại tử hoặc thoái hóa tế bào cơ lân cận, nhưng không giống tổn thương thiếu máu trong bệnh mạch vành. Khi tác nhân xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương các tế bào cơ tim, giảm sức co bóp của cơ dẫn đến suy giảm trầm trọng chức năng co bóp cơ tim cuối cùng là ngưng tim.

 

Viêm cơ tim là tình trạng viêm thành cơ tim, thường do siêu vi gây nên

2. Nhận biết viêm cơ tim siêu vi ở trẻ em

Các biểu hiện đầu tiên thường khởi phát từ những triệu chứng nhiễm siêu vi trước đó như: Sốt, ho, sổ mũi, quai bị, phát ban… khi bệnh tiến triển nặng mới dần thấy các triệu chứng tại tim và vùng ngực.

Chính vì lẽ đó, các bậc cha mẹ rất dễ nhầm với sốt cảm cúm thông thường nên chủ quan. Nhiều trường hợp tự mua thuốc để điều trị, đến khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu ở vùng tim mới đưa trẻ đi khám, dẫn tới việc điều trị chậm trễ.

Ở trẻ nhỏ hơn thì các biểu hiện không rõ, có khi chỉ là thấy trẻ thường xuyên quấy khóc, sốt, bỏ bú, nặng hơn là trẻ li bì. Do đó, rất khó khăn để chẩn đoán lúc này.

Nếu để ý cha mẹ sẽ nhận thấy tình trạng khó thở ở trẻ, trẻ bị ho, quấy khóc, bứt rứt, vật vã, nôn, vã mồ hôi, phù, tiểu ít.

 

Viêm cơ tim ở trẻ do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp nhất là siêu vi

3. Điều trị viêm cơ tim siêu vi ở trẻ em

Sau khi dựa vào các kết quả sinh thiết cơ tim, dấu chứng sinh học tim, chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, MRI kèm chất tương phản… các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Thông thường là theo dõi sát huyết động, sử dụng các thuốc vận mạch, tăng co cơ tim, lợi tiểu, dãn mạch và sử dụng trợ tim, tuần hoàn ngoài cơ thể…

Tiên lượng của viêm cơ tim cấp do siêu vi ở trẻ sơ sinh rất khó khăn, tỷ lệ tử vong còn cao, nhất là ở những trường hợp không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Ở trẻ lớn mắc bệnh cơ tim giãn do siêu vi cũng không khả quan.

Các nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn trẻ bú mẹ, viêm cơ tim cấp do siêu vi thường biểu hiện bằng viêm cơ tim cấp tính và rất trầm trọng. Còn trẻ nhỏ từ 2 đến 5 tuổi, khi bị viêm cơ tim cấp sẽ ít nặng nề hơn. 

Ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, viêm cơ tim cấp thường không có triệu chứng và trẻ thường đến phòng khám khi đã có biểu hiện bệnh cơ tim giãn, thường là hậu quả của viêm cơ tim siêu vi tiềm tàng trước đó.

Vì thế, khi thấy trẻ nhỏ ăn có biểu hiện khác thường như: Mệt mỏi, ăn ít, bỏ bú… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám để được phát hiện và điều trị kịp thời.

 

Ở trẻ nhỏ bị viêm cơ tim thì các biểu hiện không rõ, có khi chỉ là thấy trẻ thường xuyên quấy khóc

4. Lời khuyên của thầy thuốc

- Để phòng bệnh viêm cơ tim siêu vi ở trẻ em, việc tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các mũi tiêm chủng bạch hầu, cúm, quai bị, rubella... không được bỏ qua.

- Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin và khoáng chất để cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, đồng thời tăng sức đề kháng của cơ thể trẻ.

- Đối với trẻ còn nhỏ, sức đề kháng kém, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lớn hay những trẻ khác đã mắc bệnh liên quan đến siêu vi như cảm cúm, quai bị, rubella…

- Cần hướng dẫn trẻ có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như sốt, bỏ bú, ăn kém, tim đập nhanh hơn bình thường, khó thở… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đau tai, viêm tai giữa ở trẻ: Thận trọng với biến chứng viêm tai xương chũm cấp tính (12/1)
 Bệnh vảy nến ở trẻ em: Tổn thương và những điều cha mẹ cần lưu ý (10/1)
 Hệ lụy sức khỏe tâm thần trẻ em do nghỉ học dài ngày và cách cải thiện (8/1)
 Trẻ nhiễm Covid-19 có cần sử dụng thuốc kháng sinh như người lớn? (6/1)
 3 bước cực kỳ quan trọng cha mẹ nào cũng cần phải nhớ khi con bị sốt cao co giật (5/1)
 Viêm khớp vảy nến ở trẻ em và cách điều trị (4/1)
 Bí kíp giúp trẻ không bị nôn trớ hiệu quả mẹ có biết? (24/12)
 Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống: Nhận biết và cách chăm sóc (23/12)
 Nguyên nhân trẻ hay cựa mình khi ngủ và 10 bước để trẻ ngủ ngon (22/12)
 Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em (21/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i