Sức khoẻ
   Bí kíp giúp trẻ không bị nôn trớ hiệu quả mẹ có biết?
 

Nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi khi trẻ còn đang bú sữa mẹ. Nguyên nhân gây nôn trớ là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chưa trưởng thành và kích thước bé và thực quản ngắn nên thức ăn dễ bị đẩy ra phía ngoài. Bên cạnh đó thì các hoạt động co thắt cơ ở dạ dày của bé cũng chưa được ổn định giống như ở người lớn. Vậy hãy cùng BLOG điểm qua 4 cách giảm nôn trớ ở trẻ mà mẹ có thể dễ dàng áp dụng nhé!

Tổng hợp 4 cách giảm nôn trớ hiệu quả ở trẻ nhỏ

Theo tiến sĩ, bác sĩ Cao Thị Thu Hương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì hiện tượng nôn, trớ thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh từ khi trẻ mới chào đời (xảy ra nhiều với trẻ dưới 6 tháng tuổi) và có thể kéo dài tới khi trẻ 12 – 14 tháng tuổi khi mà dạ dày của trẻ đã dần được hoàn thiện, đặc biệt là cơ thắt giữa dạ dày và thực quản.

 

Cũng theo tiến sỹ, bác sỹ thì các mẹ đã thực hiện nhiều các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ xong thì không phải cách nào cũng là hiệu quả tối ưu. Để thành công, mẹ cần phải dựa vào cả tình trạng nôn trớ của trẻ, cách thức thực hiện cũng như sự kiên nhẫn của các mẹ. Hãy cùng điểm qua 4 biện pháp giảm nôn trớ hiệu quả và đơn giản ngay dưới đây.

1. Không để trẻ ăn quá no, Bố mẹ có thể chia khẩu phần ra thành nhiều bữa

Đây là một cách làm rất đơn giản tuy nhiên thì khi cho trẻ bú ít thì trẻ có thể sẽ chỉ nhận được sữa đầu chủ yếu cung cấp Protein mà không nhận được sữa cuối chứa nhiều lipid.

Để giải quyết vấn đề này thì các mẹ có thể vắt bớt phần sữa đầu đi bằng cách vắt sữa sẵn và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và cho bé sử dụng dần. Điều này giúp đảm bảo được việc là trẻ sẽ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối mỗi bữa ăn.

2. Bế trẻ ở tư thế đầu cao khi cho bé ăn

Hầu hết các mẹ đều biết đến giải pháp này áp dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy thì cách này chưa chắc đã giúp bé tránh được việc nôn trớ bởi khi trẻ bú mẹ hay bú bình thì trẻ vẫn sẽ phải nuốt vào một lượng hơi vào trong dạ dày.

Khi đó lượng khí này đã làm tăng thể tích chất lỏng và chúng có xu hướng được đẩy lên dạ dày. Bởi vậy thì ngoài việc bế trẻ ở tư thế cao đầu thì các mẹ cũng cần phải đẩy hơi ở dạ dày của bé ra ngoài trước khi mẹ đặt bé nằm. Cách làm thì khá đơn giản thôi, mẹ cần bế ép bụng của bé lên vai của mẹ tới khi nào mẹ nghe thấy tiếng ở được phát ra từ bé.

3. Tránh cho bé nằm ngay và hãy vuốt nhẹ lưng bé sau khi ăn

4. Bổ sung sản phẩm chứa 05 Nucleotides và Axit Palmitic

Trong chế độ ăn của bé để thúc đẩy hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh thì mẹ cần bổ sung thêm cho bé các sản phẩm chứa Nucleotides và Axit Palmitic.

Trẻ ăn ngon, khỏe và không bị nôn trớ thì bố mẹ đỡ vất vả hơn, còn các con sẽ hấp thụ hoàn toàn và đầy đủ dinh dưỡng để phát triển hệ tiêu hóa khỏe và trí não được tinh anh!

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Khi trẻ bị nôn trớ thì mẹ cần xử lý như thế nào là tốt nhất?

Khi mà trẻ bị nôn trớ thì khi đó cơ thể trẻ bị mất đi một lượng nước và điện giải khá lớn. Bởi vậy việc cần làm đầu tiên đó là bổ sung lượng nước và điện giải để trẻ không bị thiếu nước. Mẹ có thể bổ sung nước cho bé bằng cách cho bé uống nước lọc hoặc các loại trái cây ở dạng loãng sau khi nôn trớ.

Khi bé bị nôn trớ, mẹ nên lấy khăn lau miệng và quấn quay cổ trẻ để tránh việc trẻ nôn, trớ tiếp. Đặc biệt mẹ không được bế xốc bé lên khi bé đang bị nôn trớ bởi điều đó có thể khiến cho dịch nôn tràn vào trong phổi rất là nguy hiểm

Khi bé bị nôn trớ, mẹ nên vuốt ngực hay vuốt lưng cho trẻ theo hướng từ trên xuống. Điều này sẽ làm giảm đi cảm giác buồn nôn cho trẻ.

Để trẻ nằm yên và kê cao đầu, hãy luôn để phần thân phía trên của trẻ cao hơn so với phần phía dưới để hạn chế tình trạng trào ngược. Trong trường hợp trẻ bị ọc sữa thì mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để hạn chế tình trạng chất nôn bị hít vào trong phổi. Đặc biệt, hạn chế việc cho trẻ uống sữa sau khi nôn.

Hãy cố gắng để bé ngủ sau khi nôn sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe vì dạ dày đã rỗng trong suốt khoảng thời gian này sẽ khiến bé được dễ chịu hơn.

Trên đây là những chia sẻ các biện pháp giảm nôn trớ cũng như cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên là hữu ích với các mẹ. Chúc các mẹ thành công, chúc bé hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh.

Nguồn https://blogmeyeucon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống: Nhận biết và cách chăm sóc (23/12)
 Nguyên nhân trẻ hay cựa mình khi ngủ và 10 bước để trẻ ngủ ngon (22/12)
 Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em (21/12)
 Phòng ngừa và nhận biết những biến chứng nguy hiểm do viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ (10/12)
 Chàm sữa ở trẻ em: Phân loại và xử trí đúng, giải tỏa nỗi lo khi mùa đông về (9/12)
 Nguy cơ mắc COVID-19 trầm trọng ở trẻ hen phế quản không được kiểm soát (6/12)
 Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu? Dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện (6/12)
 Sâu răng ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và điều trị (2/12)
 Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị (1/12)
 Trẻ chậm nói vì nghỉ dịch COVID-19 dài ngày và phương pháp hỗ trợ (30/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i