Sức khoẻ
   Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị
 

Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

1. Thiếu vitamin D - nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương

Còi xương là tình trạng trẻ mắc loạn dưỡng xương do rối loạn chuyển hóa vitamin D hoặc trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày trẻ không được cung cấp đủ vitamin D - thành phần quan trọng giúp tạo xương. Theo một số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, khoảng 10% trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi bị còi xương.

Tình trạng thiếu vitamin D là do những nguyên nhân sau:

Trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầy đủ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trong những tháng mùa đông; trẻ được người chăm sóc giữ gìn kỹ quá không cho ra phơi nắng.

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp (cũng do mẹ ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời, mẹ thiếu vitamin D trong chế độ ăn…).
  • Trẻ không được bú mẹ đầy đủ, ăn dặm quá sớm, uống ít sữa bổ sung, ăn nhiều tinh bột gây ức chế hấp thu canxi. Chế độ ăn nhiều thịt, không đa dạng thực phẩm, chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin D và các khoáng chất khác. Khi chế độ ăn nhiều đạm sẽ gây ra tình trạng toan chuyển hóa và tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Chế độ ăn thiếu vitamin D và chất béo cũng làm giảm chuyển hóa canxi.
  • Trẻ mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa, tiêu chảy kéo dài…

 

Bổ sung chế độ ăn giàu vitamin D để chống còi xương.

2. Biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ

Như vậy, ngoài một số ít trường hợp do mắc phải bệnh lý khác, thì bệnh còi xương ở trẻ nhỏ chủ yếu là do thiếu vitamin D, khiến xương chậm phát triển.

Ở trẻ nhỏ, biểu hiện còi xương thường gặp là:

  • Hay đổ mồ hôi
  • Giật mình khi ngủ
  • Hay quấy khóc
  • Ăn kém
  • Gày yếu
  • Chậm lớn, chậm biết lẫy, ngồi, chậm biết đi, chậm kín thóp, chậm mọc răng… 
  • Ở một số trẻ còi xương nặng có thể dẫn đến vẹo cột sống, cong xương, chân/tay, thậm chí là co giật do thiếu canxi…

Bệnh còi xương nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận động của trẻ. Về lâu dài sẽ để lại hậu quả là xương của trẻ bị cong, dễ gãy xương khi có chấn thương như té ngã, có thể gây biến dạng xương của trẻ…

Ngoài ra, do còi xương nên trẻ sẽ có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Và đây là vòng xoắn luẩn quẩn của bệnh tật và còi xương suy dinh dưỡng…

3. Điều trị còi xương cho trẻ bằng cách nào?

Để điều trị còi xương, trước hết trong mỗi gia đình, đặc biệt là người mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ ngay từ khi còn là bào thai.

Khi mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn thực phẩm giàu vitamin D, phơi nắng đầy đủ để tạo nguồn sữa sau này có đủ vitamin D.

Khi trẻ sinh ra trong 6 tháng đầu cần được bú mẹ hoàn toàn và đầy đủ, người mẹ vẫn cần ăn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin D và canxi (có nhiều trong trứng, sữa, gan, tôm, cua, cá…).

 

Trẻ cần được tắm nắng đúng cách để chống còi xương.

Trường hợp trẻ không được bú mẹ, phải uống sữa công thức thì nên chọn loại sữa phù hợp. Có rất nhiều trẻ bị dị ứng đạm bò và không thích hợp với uống sữa công thức, cha mẹ cần cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn về loại sữa cũng như chế độ ăn thay thế phù hợp.

Đến tuổi trẻ ăn dặm, cần cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung chất béo trong mỗi bữa ăn. Bởi vitamin D tan trong chất béo, cần bổ sung dầu, mỡ để giúp cơ thể trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này.

4. Bổ sung vitamin D để chống còi xương cho trẻ

Với những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D, ngoài việc cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và trẻ thì cần bổ sung vitamin D hằng ngày. Liều được khuyến nghị như sau:

- Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa mẹ một phần, có bổ sung sữa công thức cần bổ sung vitamin D liều 400IU/ngày.

- Khi trẻ đã cai sữa, nhưng uống dưới 1lít sữa/ngày thì vẫn cần bổ sung 400UI vitamin D/ngày. Khi trẻ uống uống 1 lít sữa/ngày (sữa có bổ sung vitamin D); trẻ dưới 12 tháng tuổi (nếu uống sữa công thức) thì không cần bổ sung vitamin D.

- Với trẻ lớn nhưng không được nhận đủ vitamin D qua thực phẩm và ánh nắng mặt trời cũng cần được bổ sung 400UI vitaminD/ngày.

- Với trẻ có mắc môt số bệnh lý hoặc dùng thuốc điều trị bệnh gây ra thiếu hụt vitamin D thì cần bổ sung liều cao hơn và sẽ được bác sĩ chỉ định.

Với phụ nữ mang thai, để dự phòng thiếu vitamin D, khi thai được 7 tháng có thể bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Sau khi sinh, cả mẹ và con không ở trong phòng tối, kín. Phòng cần phải thoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Sau khi trẻ được 2 tuần tuổi, có thể cho trẻ tiếp xúc từ từ để làm quen với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là cho trẻ làm quen với ánh sáng buổi sáng sớm, sau đó tăng dần. Mỗi ngày chỉ cần cho trẻ phơi nắng trong khoảng 10-15 phút rồi tăng dần lên 30 phút mỗi ngày (thời điểm nên từ 9 - 9h30 sáng)

Khi tắm nắng cần để lộ chân tay, lưng, bụng. Để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ mới có tác dụng. Tuy nhiên, với trẻ sinh ra mùa đông, không nhất thiết phải lột bỏ quần áo cho trẻ để phơi nắng, vì sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh, mà có thể bổ sung vitamin D theo hướng dẫn.

Một điều lưu ý là, thừa vitamin D cũng gây hại. Khi sử dụng vitamin D liều cao, kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D rất nguy hiểm. Do đó cha mẹ không tự ý bổ sung vitamin D quá liều khuyến cáo. Với trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, được phơi nắng đúng cách… thì không cần thiết phải bổ sung vitamin D.

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ chậm nói vì nghỉ dịch COVID-19 dài ngày và phương pháp hỗ trợ (30/11)
 Viêm tai giữa ở trẻ em, dùng thuốc như thế nào? (27/11)
 Ảnh hưởng của khói thuốc lá tới sức khỏe trẻ em (25/11)
 Những điều cần biết về ung thư trẻ em (24/11)
 Cách nhận biết, theo dõi và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 (22/11)
 ThS. Bác sĩ Nguyễn Xuân Đạt: Chữa bệnh bằng tình yêu thương (19/11)
 Tràn mủ màng phổi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (18/11)
 Tinh hoàn ẩn ở trẻ em - Liệu có gây vô sinh? (17/11)
 Cha mẹ cần biết 3 lưu ý về giấc ngủ tác động tới chiều cao của trẻ (16/11)
 9 lưu ý giúp đường hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công (15/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i