Sức khoẻ
   Cha mẹ cần biết 3 lưu ý về giấc ngủ tác động tới chiều cao của trẻ
 

Nhiều người nghĩ rằng, gen di truyền là yếu tố quyết định đối với sự phát triển chiều cao. Tuy nhiên không phải vậy, dưới đây là thông tin về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển chiều cao của trẻ do BS. Nguyễn Hoài Thu - chuyên khoa dinh dưỡng cung cấp.

1. Giấc ngủ thể hiện sức khỏe của trẻ

Có 5 yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ gồm: dinh dưỡng, luyện tập, giấc ngủ, di truyền, môi trường. 

Chúng ta vẫn hay nghĩ rằng, gen di truyền là yếu tố lớn nhất, quyết định đối với sự phát triển chiều cao. Tuy nhiên không phải vậy, yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng 20%, yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng khoảng 40%, giấc ngủ và luyện tập ảnh hưởng tới 40% sự phát triển chiều cao của trẻ.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Giấc ngủ thể hiện tình trạng sức khỏe của trẻ. Khi trẻ khỏe mạnh mới ngủ ngon được và ngược lại, giấc ngủ ngon sẽ khiến trẻ có sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

Trẻ ngủ đủ giấc sẽ không cáu gắt, chơi ngoan. Đối với trẻ thiếu nhi và thiếu niên, ngủ đủ giấc sẽ giúp cho việc tập trung cao hơn và khả năng ghi nhớ tốt hơn. Nếu không ngủ đủ giấc, các trẻ lớn sẽ mệt mỏi, học tập kém tập trung và khả năng ghi nhớ cũng bị ảnh hưởn.

Nếu trẻ còi xương, khi ngủ sẽ hay giật mình. Nếu trẻ bị các bệnh cấp tính cũng sẽ không ngủ ngon: như bệnh viêm da gây ngứa, bị các bệnh đường hô hấp sẽ tiết ra đờm gây khó thở...

Yếu tố di truyền chỉ ảnh hưởng 20% tới sự phát triển chiều cao của trẻ.

2. Ngủ sâu và ngủ đủ giúp trẻ phát triển chiều cao

Sự phát triển chiều cao cũng như toàn bộ cơ thể của trẻ chịu tác động của hormone tăng trưởng GH. Hormone này là một tuyến rất nhỏ ở trong não. Hormone tăng trưởng này sẽ tiết ra nhiều nhất vào buổi đêm. Vì vậy, cần tận dụng tối đa thời gian này.

Có 3 vấn đề lưu ý về giấc ngủ:

- Thứ nhất là tổng số giờ ngủ trong 1 ngày. Thời gian ngủ trong 1 ngày tùy thuộc theo độ tuổi của trẻ và thời gian ngủ sẽ giảm dần khi trẻ lớn dần lên. Người lớn 1 ngày chỉ ngủ 7 tới 8 giờ. Người già thì một ngày chỉ ngủ khoảng 5 tới 6 giờ đồng hồ. Nhưng trẻ em sẽ ngủ nhiều hơn.

- Thứ hai là độ sâu của giấc ngủ. Theo nhiều nghiên cứu, trong quãng thời gian từ 11h đêm tới 1h sáng và từ 4h sáng tới 5 h sáng, nếu em bé ngủ sâu sẽ có nhiều cơ chế hóa học trong não gây ra các sóng trầm tạo nên sự kích thích tăng tiết hormone tăng trưởng chiều cao.

- Thứ 3 là giờ đi ngủ, đặc biệt là giờ đi ngủ ban đêm. Trẻ em dưới 5 tuổi cần đi ngủ trước 9h tối. Trẻ từ 5 tới 10 tuổi, ngủ trước 9h30 tối. Trẻ từ 10 tới 16 tuổi nên ngủ trước 10h đêm.

Tổng số giờ ngủ 1 ngày theo từng độ tuổi


 

3. Làm thế nào để trẻ có giấc ngủ sâu?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Dinh dưỡng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ dưới 4 tháng thì vẫn cần ăn đêm nhất là đối với trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng cần ăn đêm. Cứ khoảng 2 tiếng tới 2 tiếng 30 phút sẽ cần cho trẻ bú một lần để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết.

Trẻ từ 4 tháng trở lên, nếu không bị suy dinh dưỡng, không bị ốm và phát triển bình thường thì có thể ngủ xuyên đêm mà không cần ăn đêm.

Nếu trẻ ngoài 4 tháng có sức khỏe bình thường, hằng ngày ăn uống đủ chất thì cố gắng cai ăn đêm cho trẻ để trẻ ngủ một giấc ngủ sâu, xuyên suốt, giấc ngủ không bị gián đoạn. Vì khi ăn, em bé sẽ tỉnh dậy và ngủ không sâu kèm theo đó mẹ cũng dậy và mệt mỏi. Vì vậy, sức khỏe của cả mẹ và con đều bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, nhu cầu về năng lượng, dinh dưỡng ban đêm của trẻ không nhiều và giảm hơn so với ban ngày. Vì vậy không cần phải ép trẻ ngoài 4 tháng ăn đêm.

Tuy nhiên, đối với trẻ ngoài 4 tháng nhưng ăn ít thì vẫn phải cho trẻ ăn dù là đêm bởi nếu đói, trẻ có thể bị hạ đường huyết.

 

Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ bởi ánh sáng từ các thiết bị di động cũng làm não không thể nghỉ ngơi, dẫn đến việc trẻ ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ không sâu.

Nếu muốn có giấc ngủ sâu, cần tạo điều kiện yên tĩnh nhất, môi trường, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, không nóng quá, không ẩm hay khô hanh quá; ánh sáng không chói, sáng quá.

Lưu ý, không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ vì các bước sóng màu xanh làm từ điện thoại thông minh và các thiết bị khác sẽ ngăn cản sự sản sinh loại hormone giúp trẻ dễ ngủ. Đồng thời ánh sáng từ các thiết bị di động cũng làm não không thể nghỉ ngơi, dẫn đến việc trẻ ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ không sâu.

 Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 9 lưu ý giúp đường hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công (15/11)
 Viêm mũi họng cấp ở trẻ em vào mùa lạnh: Nguyên nhân - triệu chứng và hướng dẫn chăm sóc (12/11)
 9 lưu ý giúp đường hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công (11/11)
 Cần biết: Trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng sốt, ho, khó thở... (10/11)
 Trẻ em có nguy cơ cao mắc những bệnh truyền nhiễm nào? (9/11)
 Sốt siêu vi ở trẻ - Cần xử trí đúng cách (8/11)
 Nhọt ống tai ở trẻ nhỏ (6/11)
 Cách kiểm soát bệnh hen suyễn và xử trí cơn hen cấp ở trẻ tại nhà (4/11)
 Viêm mũi và viêm mũi dị ứng ở trẻ em (29/10)
 Những lưu ý để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh (27/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i