Sức khoẻ
   Viêm mũi họng cấp ở trẻ em vào mùa lạnh: Nguyên nhân - triệu chứng và hướng dẫn chăm sóc
 

 

Viêm mũi họng cấp là viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi và họng, thường kết hợp với viêm Amidan, VA,…

Viêm mũi họng cấp là bệnh lý cấp tính hay gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, có thể xuất hiện đơn thuần hoặc là biểu hiện viêm long đường hô hấp trên trong giai đoạn đầu của một số bệnh nhiễm trùng lây.

Bệnh thường do virus gây ra và thường sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên một số trường hợp bội nhiễm vi khuẩn và phải được điều trị để tránh các biến chứng.

1- Nguyên nhân

Viêm mũi họng cấp thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố thì sức đề kháng giảm sút, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn như liên cầu, phế cầu,…. (là các vi khuẩn nằm vùng có sẵn trong mũi họng) có thể lây lan trong cộng đồng từ nước bọt, nước mũi, khi nói hay hắt hơi,….

 

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Diệp Anh (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Xanh pôn, Hà Nội)

Viêm mũi họng đỏ cấp: Có thể do vi khuẩn hoặc virus

- Do vi khuẩn: Chiếm 20 - 40% tổng số viêm mũi họng, bao gồm:

Liên cầu beta tan huyết nhóm A (phổ biến), B, C, G

Heamophilus influenza

Tụ cầu vàng

Moraxella catarrhalis

Các vi khuẩn kị khí

- Do virus: Chiếm 60 – 80 %, gồm:

Adenovirus

Virus cúm

Virus para – influenza

Virus Herpes: gây viêm họng có bóng nước nhưng gây viêm miệng nhiều hơn ở họng

Virus Zona: Gây viêm họng có bóng nước

Viêm mũi họng loét: Chiếm khoảng 5%

- Thường bị một bên như viêm họng cấp săng giang mai

- Bị hai bên như viêm họng do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp,…)

- Viêm họng có giả mạc như viêm họng bạch hầu,…

Viêm mũi họng cấp thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi

2- Cách triệu chứng của viêm mũi họng cấp

- Trẻ có thể sốt: Có thể chỉ sốt vừa 38 – 39 độ C, nhưng cũng có khi sốt cao 40 độ C ở trẻ em, gai rét, đau đầu, đau mình mẩy, chán ăn, mệt mỏi, ….

- Nuốt đau, đau lan lên tai, ho kích ứng, ho khan sau chuyển sang ho đờm, giọng nói mất trong hoặc khàn nhẹ, …

- Kèm theo các biểu hiện ở mũi như: hắt hơi, ngạt mũi, chảy dịch mũi. Dịch mũi lúc đầu trong sau đục dần, chuyển vàng xanh, ...

- Trẻ mệt mỏi nên hay quấy khóc, ăn kém, bú kém

Bác sĩ thăm khám sẽ thấy: 

Niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết, ở trẻ em có thể thấy 2 Amidan sưng to, xung huyết hay có những chấm mủ trắng, giả mạc trắng ở bề mặt Amidan

Mũi: Niêm mạc xung huyết, xuất tiết nhiều nhầy, ...

Có thể có hạch góc hàm sưng to và ấn đau, …

- Cận lâm sàng: Đa số không cần làm xét nghiệm. Tuy nhiên, với viêm mũi họng có xu hướng nặng kéo dài dễ gây biến chứng thì phải lấy dịch mũi họng làm kháng sinh đồ thì việc điều trị sẽ hiệu quả và nhanh hơn.

Với các trường hợp nghi bệnh lây nhiễm nguy hiểm (bạch hầu, lao, giang mai, nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A, ….) cần làm thêm Công thức máu, phản ứng ASLO, ….

3- Chẩn đoán phân biệt

Cần loại trừ các nguyên nhân gây viêm mũi họng như: 

- Viêm mũi chỉ ở 1 bên (thường gặp trong trường hợp có dị vật mũi bị bỏ qua nên gây viêm): Cần lấy dị vật mũi rồi điều trị như 1 viêm mũi cấp.

- Giai đoạn viêm long đường hô hấp của các bệnh nhiễm trùng lây như: Sởi, thủy đậu, cúm, … Thì phải điều trị các bệnh chính gây ra mới là quan trọng chứ không chỉ triệu chứng về mũi họng.

4- Điều trị

Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn (nếu có kết quả kháng sinh đồ thì càng tốt), hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, súc họng, nhỏ mũi co mạch, chống dị ứng,…

5- Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp

- Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.

- Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió.

- Chườm ấm cho trẻ khi sốt vừa. Kết hợp dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao >=38.5 độ C

- Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở phòng thoáng mát, thông gió, không đóng kín cửa.

- Tránh bụi, khói thuốc lào, thuốc lá, các đồ ăn lạnh, nước đá....

- Vệ sinh mũi sạch: Dùng nước muối sinh lí nhỏ mũi hoặc nước muối biển dạng phun sương xịt mũi (ngâm ấm nếu trời lạnh). Dùng ống hút 2 đầu để hút sạch dịch mũi. Nên làm ngày 3-4 lần.

- Vệ sinh họng sạch: Súc họng bằng nước muối sinh lí, dung dịch xúc họng.

 

Cần giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang cho trẻ để phòng tránh viêm họng cấp

6- Khi nào cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế?

- Sốt cao khó hạ, sốt kéo dài.

- Ho nhiều.

- Khò khè, khó thở.

- Quấy khóc nhiều.

- Li bì, bỏ chơi.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Diệp Anh

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện đa khoa Xanh pôn, Hà Nội

Nguồn https://suckhoedoisong.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 9 lưu ý giúp đường hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh tấn công (11/11)
 Cần biết: Trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng sốt, ho, khó thở... (10/11)
 Trẻ em có nguy cơ cao mắc những bệnh truyền nhiễm nào? (9/11)
 Sốt siêu vi ở trẻ - Cần xử trí đúng cách (8/11)
 Nhọt ống tai ở trẻ nhỏ (6/11)
 Cách kiểm soát bệnh hen suyễn và xử trí cơn hen cấp ở trẻ tại nhà (4/11)
 Viêm mũi và viêm mũi dị ứng ở trẻ em (29/10)
 Những lưu ý để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ trong mùa lạnh (27/10)
 Những điều cần biết về vaccine Pfizer ngừa COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi (26/10)
 Viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị, phòng ngừa (25/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i