Cho trẻ ăn hải sản mà không biết điều này là giết con mà mẹ không hay hãy lưu ý để tránh những trường hợp đồng tiếc xảy ra.
Hải sản là nguồn cung cấp canxi cùng những chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Nhiều mẹ đã tập cho trẻ ăn hải sản từ khi mới biết ăn dặm, bổ sung hải sản vào các bữa ăn của trẻ. Vậy khi nào cho trẻ ăn hải sản là tốt nhất? Những hải sản nào nên và không nên cho trẻ ăn. Hãy cùng mecuteo.net điểm qua những lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản đúng cách bổ dưỡng các mẹ cần biết dưới đây để có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ một cách tốt nhất nhé!
Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản
Khi cho trẻ ăn hải sản các bậc phụ huynh nên lưu ý đến khả năng bị dị ứng và ảnh hưởng của thuỷ ngân có trong hải sản.
Hơn 90% trường hợp dị ứng thực phẩm do ăn một số loại thực phẩm như: trứng, các sản phẩm từ sữa, quả hạch, lạc, bột mì, cá và hải sản. Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề lứa tuổi nào tốt nhất nên bắt đầu cho bé ăn những loại thực phẩm trên bởi vì không giống như dị ứng thực phẩm khác, dị ứng các loại thực phẩm này thường kéo dài suốt đời. Bởi vậy, các bậc cha mẹ được khuyến cáo là nên đợi cho đến khi bé đủ một tuổi trở lên hãy bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm kể trên; đặc biệt, nếu trong gia đình có người bị dị ứng các loại thực phẩm trên thì nên đợi ít nhất đến khi bé đủ 3 tuổi.
Các loại hải sản thông thường có thể chứa hàm lượng thuỷ ngân cao và các chất công nghiệp gây ô nhiễm khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã công bố những thông tin hữu ích về mức tiêu dùng hải sản an toàn đối với trẻ em. Cơ quan này tính toán được lượng tiêu dùng hải sản khác nhau có tác động an toàn lên trọng lượng cơ thể bé (hoặc cha mẹ).
Theo SK&ĐS