Giáo dục mầm non
   Ngân sách nhà nước: Không phân biệt trường công, trường tư?
 

Đa số ý kiến nhất trí với quy định về bảo đảm công bằng trong việc hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho bậc học mầm non, không phân biệt cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.


Cần bảo đảm công bằng trong việc hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho bậc học mầm non, không phân biệt cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập


Theo Báo cáo thẩm tra Dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, qua giám sát của Ủy ban cho thấy, hiện nay việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục mầm non chưa thực sự bảo đảm công bằng trong cơ hội phát triển đối với mọi trẻ em, đặc biệt là trong thụ hưởng hỗ trợ từ Nhà nước giữa trẻ em ở các cơ sở giáo dục công lập với trẻ em ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập.


Trước hiện thực này, đa số ý kiến góp ý đều nhất trí với quy định tại Khoản 3, Điều 44 của Dự thảo Luật về bảo đảm công bằng trong việc hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho bậc học mầm non, không phân biệt cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.


Ngoài ra, một số ý kiến đề xuất áp dụng phương thức đầu tư NSNN cho trẻ em ở bậc học mầm non theo "đầu" trẻ, không phân biệt học ở cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.


Cũng liên quan đến vấn đề nguồn lực Nhà nước đầu tư cho trẻ em, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nhất trí quy định tại Khoản 2, Điều 8, theo đó, Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực dài hạn, trung hạn và hàng năm để bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em và chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.


Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị bổ sung thêm một số khoản mới với các nội dung: "Lồng ghép vấn đề trẻ em khi xây dựng pháp luật và chính sách; định kỳ và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ ngành, các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em" và "Tùy theo từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác nhau, Nhà nước có chính sách hỗ trợ phù hợp".


Cũng theo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, hoạt động giám sát việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay còn dàn trải, kém hiệu quả, chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là còn thiếu cơ chế giám sát việc thực hiện quyền trẻ em nhìn từ góc độ trẻ em.


Theo kinh nghiệm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, cơ quan đại diện trẻ em phải là cơ quan thật sự gần gũi với trẻ em, chủ động lắng nghe tiếng nói trẻ em, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của trẻ em để gửi đến và giám sát các cơ quan chức năng trong việc xem xét, giải quyết... Đặc biệt, trong các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, cơ quan này phải kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em.


Như vậy, cơ quan đại diện trẻ em và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền trẻ em gắn kết chặt chẽ với nhau. Đối với hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay thì những nhiệm vụ này đang được một số cơ quan hữu quan khác nhau thực hiện.


Theo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, đa số ý kiến góp ý đề nghị quy định Trung ương Đoàn TNCSHCM là cơ quan đại diện trẻ em, đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em Việt Nam, có nhiệm vụ tập hợp, phản ánh đến các cơ quan hữu quan và giám sát việc giải quyết các kiến nghị của trẻ em cũng như các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đồng thời đề nghị giao cho cơ quan này chức năng giám sát việc thực hiện quyền trẻ em nhìn từ góc độ trẻ em.


Một số ý kiến khác đề nghị giao chức năng, nhiệm vụ trên cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Có ý kiến lại đề nghị giao cho Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.


Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cũng đề nghị bổ sung vào Điều 77 quy định Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm tổ chức để đại biểu dân cử tiếp xúc với trẻ em, lắng nghe ý kiến của trẻ em thường xuyên và định kỳ; chịu trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em gửi đến các cơ quan hữu quan.


Theo Báo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hậu Giang: “Về đích” Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi (16/11)
 Vĩnh Phúc: Thiếu trường mầm non tại các khu công nghiệp (13/11)
 Xứng đáng lá cờ đầu của khối mầm non trong huyện (12/11)
 Kìm kẹp giáo viên mầm non: Tôi chỉ ước được về hưu (11/11)
 Bước đột phá về phổ cập giáo dục mầm non tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (10/11)
 2 điều khiến những trường mầm non ở Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ (9/11)
 Nghỉ thai sản đúng quy định được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên (6/11)
 Chế độ giảm trừ định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên (5/11)
 Danh mục tủ sách mầm non phục vụ năm học 2015-2016 (4/11)
 Bài học hấp dẫn giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường (3/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i