Giáo dục mầm non
   Nỗi lo chỗ học cho trẻ mầm non
 

Những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã tập trung xây dựng các phòng học, trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, là một đô thị lớn, dân số cơ học tăng cao, nhiều quận, huyện của thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết chỗ học cho trẻ mầm non.


Một lớp học mầm non tại Trường mầm non Sơn Ca 8, quận 12.


Số phòng học tăng nhanh
Là một trong những quận, huyện của TP Hồ Chí Minh được đầu tư xây dựng nhiều trường mầm non nhất trong thời gian gần đây, mỗi năm, quận Bình Tân có thêm hàng chục cơ sở giáo dục mầm non được xây dựng mới khang trang. Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) quận Bình Tân Ngô Văn Tuyên, hai năm gần đây, trung bình mỗi năm quận có thêm từ 10 đến 15 cơ sở giáo dục mầm non. Năm học tới, Bình Tân sẽ có thêm chín trường mầm non được xây mới và ba trường được cải tạo, mở rộng.


Tương tự, tại quận 2, năm 2015 đã có hai trường mầm non được khởi công xây dựng và theo kế hoạch, từ năm 2015 đến năm 2020, quận 2 sẽ xây dựng thêm 15 trường mầm non công lập. Tại quận Gò Vấp, năm học 2014 - 2015 đã cải tạo, mở rộng, xây dựng năm cơ sở mầm non...


Để từng bước đáp ứng nhu cầu về chỗ học cho trẻ, thành phố đã cho mở rộng, nâng cấp, xây mới nhiều trường mầm non. Năm học 2014 - 2015 đã có 259 phòng học mầm non mới được đưa vào sử dụng. Hiện, thành phố đã có 939 trường mầm non và dự kiến đầu năm học 2015 - 2016 sẽ có thêm 135 phòng học mầm non.


Cùng với việc xây dựng các trường mầm non từ nguồn ngân sách nhà nước, công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng trường mầm non tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) phục vụ con công nhân lao động đã có những kết quả tích cực. Đến nay, các KCN: Hiệp Phước, Tân Bình, Cát Lái đã có các trường mầm non có khả năng tiếp nhận 1.440 trẻ. Bên cạnh đó, nhiều dự án xây dựng trường mầm non đang thực hiện tại KCX Linh Trung 2, KCX Tân Thuận; các KCN: Tây Bắc Củ Chi, Vĩnh Lộc, Tân Tạo, Tân Thới Hiệp, ...


Thực tế, trong xây dựng cơ sở vật chất, các quận, huyện đã chủ động quy hoạch mạng lưới trường, lớp, ngành học mầm non phù hợp địa phương và quy hoạch phát triển của thành phố, giúp hệ thống trường, lớp mầm non từng bước được cải thiện, đáp ứng về cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.


Vẫn lo về chỗ học

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng thành phố vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về chỗ học của trẻ, nhất là các quận, huyện có dân số cơ học tăng cao. Thống kê cho thấy, số lượng các trường công lập của quận Bình Tân hiện chỉ đáp ứng 25,24% nhu cầu về chỗ học của trẻ; quận Thủ Đức là 27,4%, quận 7 là 42,7%,...


Trưởng phòng GD và ĐT quận Bình Tân Ngô Văn Tuyên cho biết, dự kiến đến năm 2020, số trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn quận là 53.784 cháu. Vì vậy, nhu cầu số phòng học là 1.641 phòng. Với số phòng học hiện tại là 619, toàn quận cần thêm 1.022 phòng học nữa.


Quận 12 cũng tương tự: Toàn quận hiện có 262 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 17 trường công lập, 29 trường tư thục và 216 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Khó khăn của quận hiện nay là dân số cơ học tăng nhanh, việc xây dựng trường lớp chưa đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ cho nên sĩ số học sinh của mỗi lớp học còn cao.


Hệ thống trường, lớp chưa đáp ứng được nhu cầu dẫn đến việc phát sinh các điểm giữ trẻ gia đình không đủ điều kiện cấp phép. Có dịp đến quận Thủ Đức, không khó để tìm các điểm giữ trẻ gia đình, nhất là khu vực gần các KCX, KCN. Theo Phòng GD và ĐT quận Thủ Đức, toàn quận hiện còn 267 điểm giữ trẻ gia đình. Còn quận Bình Tân có 125 cơ sở mầm non và 90 nhóm trẻ gia đình chưa có giấy phép; quận 7 có 26 nhóm trẻ chưa có giấy phép...


Đại diện nhiều quận, huyện cho rằng, các điểm giữ trẻ gia đình vẫn tồn tại vì nhu cầu gửi trẻ vào các điểm này là có thật, trong khi trường, lớp cho trẻ chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Để xử lý tình thế, các phường đã yêu cầu các điểm giữ trẻ cam kết bảo đảm an toàn cho trẻ, đồng thời tập huấn kỹ năng chăm sóc trẻ.


Phó Giám đốc Sở GD và ĐT thành phố Hồ Chí Minh Bùi Thị Diễm Thu cho biết, để đáp ứng nhu cầu chỗ học cho trẻ, từ đầu năm 2015, ngành GD và ĐT đã phối hợp UBND, Ban Quản lý dự án các quận, huyện thực hiện quyết định của thành phố về phê duyệt danh mục các dự án đầu tư theo Chương trình huy động vốn, vay vốn đầu tư xây dựng trường mầm non công lập. Sở GD và ĐT thành phố đang phối hợp UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát, tổng hợp nhu cầu danh mục dự án đầu tư xây dựng trường mầm non trình UBND thành phố xem xét phê duyệt...


Theo Báo Giáo Dục

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quy chế tổ chức, hoạt động trường mầm non tư thục hiệu lực từ 14/8/2015 (20/7)
 Hà Nội: “Nóng” cuộc đua vào trường mầm non công lập (16/7)
 Bắc Giang: Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập, tư thục ở khu công nghiệp (15/7)
 Cách tổ chức hoạt động làm quen với tin học cho trẻ mầm non (13/7)
 Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Héo hon tìm trường mầm non (10/7)
 Không thể để các nhà trường “tự bơi” (9/7)
 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục (8/7)
 Thí điểm giữ trẻ 6-18 tháng tuổi: Con công nhân vẫn “ngoài vòng phủ sóng” (7/7)
 Phòng GD Tây Hồ (Hà Nội): 100% trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia (6/7)
 TPHCM: Hỗ trợ hơn 2.700 tỷ đồng cho các dự án trường mầm non (2/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i