Giáo dục mầm non
   GDMN: Các vấn đề trong việc tập viết cho trẻ mầm non và giải pháp
 
Trẻ mới tập viết gặp nhiều khó khăn trong việc cầm bút như: cầm thế nào cho khỏi đau, giữ giấy sao cho không xê dịch và ngồi đúng tư thế. Trẻ bắt đầu làm quen với cây bút từ rất sớm, khoảng 3-4 tuổi. Các thói quen cầm bút, viết chữ ở giai đoạn này được định hình và duy trì suốt cuộc đời của trẻ. Do đó, hướng dẫn cho trẻ cách cầm viết chính xác ngay từ cấp mầm non rất quan trọng. Nếu cô không để ý, trẻ sẽ hình thành những thói quen xấu khó bỏ. Các khó khăn thường gặp trong khi tập viết: - Cách cầm viết: cách cầm viết tốt nhất là theo thế “kiềng 3 chân”. Bút được cầm bằng 3 ngón : ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón đeo nhẫn và ngón út cong lại và đặt thoải mái trên bàn. Nếu trẻ thấy đau khi cầm bút thì cô mới cần can thiệp, nếu không đau thì bé đã kiểm soát được cây bút rồi. Lý tưởng nhất là tập cho bé cầm bút đúng cách ngay từ lúc bé làm quen với bút viết. Tuy nhiên, một số bé được tập viết trước ở nhà và đã cầm bút không đúng cách trước khi đến trường, cô giáo cần cầm tay cháu khi cháu viết, đặt các ngón đúng vị trí, làm mẫu thường xuyên cho bé sửa lại. Việc được cầm tay khi viết sẽ cho bé một cảm giác mới trong cách cầm bút. - Cầm viết chĩa thẳng lên trời: trẻ gặp khó khăn trong việc chia bàn tay thành 2 phần để có thể nghiêng bút về sau. Phần di động của bàn tay gồm có ngón cái, trỏ và ngón giữa. Phần cố định gồm ngón áp út và ngón út. Cô có thể dùng 2 nẹp cao su, một nẹp móc vào cổ tay trẻ, một cột vào bút. Khi viết sợi dây nối giữa 2 nẹp sẽ kéo tay bé nghiêng về phía vai. - Trẻ không cầm được các loại bút chì cỡ lớn và trung bình: chọn loại viết phù hợp với tay trẻ. - Trẻ di chuyển cả cánh tay khi viết: cô hãy cho trẻ nằm trên sàn để viết. Nó sẽ tạo sức nặng lên vai và cánh tay làm chúng cố định. Cô cũng có thể cho trẻ tập viết trên các mặt phẳng đứng ( trên bảng đen hay trên giá vẽ). Việc này làm cổ tay trẻ cử động chính xác còn vai thì được giữ cố định.] - Trẻ viết dính liền, không chừa khoảng trắng giữa các từ: cô cho trẻ dùng loại vở có phân chia khoảng trắng sẵn. Hoặc yêu cầu trẻ dùng nhãn dán sẵn dán vào giữa các từ (loại nhãn có kích thước phù hợp với ô vở). - Tay cầm viết không khép chặt và có ngón tay bị chĩa ra ngoài: cô thử kẹp các miếng xốp nhỏ hay viên bi vào kẽ tay cháu. Khi viết trẻ sẽ gòng tay lại để giữ miếng xốp, và sẽ khép được các ngón tay. - Trẻ viết chữ quá đậm: trẻ chưa điều khiển được cơ tay, ngón tay trong khi viết nên nét chữ quá đậm. Cô có thể thử cho trẻ đổi cách cầm viết, nét chữ sẽ nhẹ hơn. Hoặc cho trẻ tập phân biệt các chú thỏ có màu xám nhạt, xám vừa và xám đậm. Rồi yêu cầu bé viết một chữ có màu xám nhạt giống chú thỏ chẳng hạn. Cô cũng nên cho trẻ thử tập viết trên loại giấy mỏng, nếu trẻ viết nặng tay quá giấy sẽ bị thủng lỗ. - Trẻ viết chữ nhạt: cũng cho trẻ luyện bài tập phân biệt các chú thỏ xám để trẻ hiểu được các mức độ đậm nhạt. Hoặc thử cho trẻ đổi cách cầm bút. - Tư thế ngồi: nên tập thói quen ngồi đúng tư thế để tránh các tật về xương, mắt. Ghể trẻ ngồi phải vuông góc với hông, cằm và chân trẻ. Tốt nhất là chân trẻ đặt ngay ngắn trên sàn. Nếu không với tới cô nên lót một cái ghế đẩu hay cái thùng dưới chân cháu để trẻ ngồi vững vàng. - Đặt tập vở sai vị trí: trẻ mới tập viết thường đặt vở thẳng với mép bàn. Khi viết thông thạo hơn, nên cho trẻ đặt vở nghiêng về phía tay viết. Nếu trẻ viết tay phải, góc phải trên của vở là góc cao nhất, nghiêng về phía bên phải. Nếu trẻ viết tay trái, góc trái trên của vở là góc cao nhất, nghiêng về phía tay trái. Đây là vị trí đặt vở tối ưu nhất, tạo thuận lợi cho tay viết. - Trẻ không dùng tay còn lại để giữ vở cố định: cho trẻ dùng một cái kẹp để giữ vở cố định. Hoặc cô ví 2 bàn tay trẻ như 2 con người, một người có nhiệm vụ viết, một người có nhiệm vụ giúp đỡ. Trẻ sẽ nhớ ngay nhiệm vụ của mỗi bàn tay qua cách ví von này. - Trẻ không nhìn rõ bảng đen: cần cho trẻ tập các bài luyện mắt để tránh việc đeo kính. Một số trẻ ở độ tuổi mầm non không quen nhìn các mặt phẳng đứng mà chỉ thích nhìn mặt phẳng nằm ngang. Có thể cho trẻ luyện với các mặt phẳng nghiêng (đặt bảng ngả ra sau hay cho ngồi bàn có độ dốc…). - Trẻ cầm bút chì quá gần hay quá xa với ngòi viết: dán một miếng đệm tại vị trí bé cần cầm bút để đánh dấu. Các bài tập trên ( nằm viết trên sàn, kẹp xốp giữa các kẽ tay, dán miếng đệm để định vị trí cầm bút…) chỉ áp dụng trong thời gian đầu cho bé quen với việc cầm bút. Sau đó nên để cháu cầm tự nhiên mà không cần các vật hỗ trợ. Vạn sự khởi đầu nan. Cô cần kiên nhẫn luyện tập với trẻ để các cháu có thể cầm viết đúng cách, chuẩn bị cho việc học chữ tốt hơn. Vũ Hà (www.mamnon.com)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đáng báo động về chất lượng nuôi trẻ (27/9)
 Bí mật từ chiếc ti vi gia đình trong việc giáo dục trẻ (27/9)
 Món quà của con (25/9)
 Chị Hằng có nhiều khuôn mặt? (23/9)
 10 Dấu hiệu của một trường Mầm non tốt (21/9)
 Một trường học Trung Quốc thay môn toán bằng tiếng Anh (18/9)
 TP.HCM: Cần có chế tài đối với những trường mầm non tư thục không đạt tiêu chuẩn (17/9)
 Chọn đồ chơi an toàn cho trẻ (16/9)
 Website mamnon.com giới thiệu 2 phần mềm mới trong năm học mới (13/9)
 GDMN: Giúp bé giái học toán (10/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i