Cảm xúc mầm non
   Chơi cùng con
 

Bé nhà tôi vừa tròn bốn tuổi, lúc nào con cũng thích lẽo đẽo theo mẹ. Bố mẹ chồng tôi không hài lòng, bảo phải tập cho bé "rứt" khỏi mẹ sớm để học dần tính tự lập.


Tôi ở nhà nội trợ, lại từng là giáo viên tiểu học nên có nhiều thuận lợi trong việc chăm sóc con. Có lẽ vì thế, con thích quấn quýt bên tôi. Dạo này con thấy mẹ làm gì cũng muốn tìm hiểu. Con thích hỏi, truy đến tận cùng mới thôi. Mỗi khi tôi chuẩn bị nấu ăn, con gái liền lại gần thỏ thẻ: "Mẹ ơi, mẹ đang làm gì đó?". Nếu tôi đáp: "Mẹ đang chơi trò làm bếp", thế nào bé cũng sẽ đề nghị: "Mẹ cho con chơi với". Vậy là tôi rủ con phụ giúp những việc đơn giản như cùng lặt hành, lau bàn ghế... Có hôm dù mệt mỏi nhưng tôi vẫn gắng thể hiện sự thích thú với "trò chơi". Thấy mẹ làm việc vui vẻ, con gái cũng hào hứng theo. Thật ra tôi chỉ bày chuyện cho con vui chơi. Sau khi con "phụ giúp", có khi tôi phải lẳng lặng sửa lại mọi thứ, còn cực công hơn.


Mỗi buổi sáng, tôi thường hỏi con hôm nay thích ăn gì, bé đề nghị món và rồi hai mẹ con cùng chơi trò nấu ăn. Theo thói quen, con lăng xăng chạy đi lấy lọ tiêu, bột ngọt, nước mắm lại gần bếp sẵn cho mẹ. Khi được mẹ cảm ơn và khen giỏi, con gái rất phấn khích. Con cũng tỏ vẻ tự hào khi làm được việc có ích.


Tôi để ý thấy từ khi tập cho con phụ giúp những việc đơn giản, con gái bỗng trở nên biết so sánh, nhận xét, tư duy. Con ý tứ, rút kinh nghiệm và dần dần khéo tay hơn. Tập cho con cùng làm việc cũng là cách để mẹ con tôi thêm gần gũi. Vừa làm bếp vừa chỉ dạy và trả lời những thắc mắc ngô nghê của con, khiến tôi cảm thấy việc nội trợ hàng ngày không đơn độc, tẻ nhạt. Hai mẹ con xong việc sẽ cùng xem phim hoạt hình hoặc mở nhạc thiếu nhi nghe. Bé đặc biệt thích hát cùng mẹ. Con thuộc bài hát rất nhanh. Hai mẹ con cứ thế, vui vẻ bên nhau suốt ngày.


Nhiều người quan niệm trẻ con "bám riết" lấy mẹ trong giai đoạn ba - năm tuổi thường ít có tính tự lập. Bố mẹ chồng tôi cũng nghĩ như vậy nên ông bà mới không hài lòng khi cháu nội suốt ngày theo mẹ. Nhưng cùng con trải qua giai đoạn học hỏi đầu đời, tôi nghiệm ra rằng hoàn toàn không phải như vậy.


Điều quan trọng là tính cách và khả năng của đứa bé sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn vào "phương pháp yêu thương" của người lớn. Nếu mẹ tận dụng được sự gần gũi để hướng con bước đầu tiếp cận và học hỏi những điều cơ bản cần thiết thì thật tuyệt vời. Tôi coi chuyện con "đeo" mẹ là điều may mắn vì nhờ đó, thông qua giao tiếp giữa hai mẹ con, chẳng hạn như cùng con vừa làm vừa chơi, tôi dễ dàng hướng con hình thành những khả năng và đức tính cần thiết. Qua mỗi ngày "chơi cùng con", tôi nhận ra con ngày càng thông minh, khéo léo và năng động hơn.


Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chiếc cặp sách (12/12)
 Tôi đã dạy con như thế (5/12)
 Chỗ dựa cho con (30/11)
 Cùng con khôn lớn (27/11)
 Để làm người mẹ tốt (22/11)
 Nhớ nhé, cô giáo của ngày mai (19/11)
 50.000 đồng “từ trên trời rơi xuống” (16/11)
 Mẹ thực sự muốn con sống thủ đoạn? (13/11)
 Cú sốc (8/11)
 Của để dành (5/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i