Tâm lý
   Làm gì khi các con hay chành chọe nhau
 

Anh chị em chành chọe nhau là chuyện bình thường trong những gia đình có từ hai con trở lên. Nó chỉ trở nên đáng lo khi một đứa bắt nạt hoặc thống trị đứa kia; và trong những trường hợp như vậy, vấn đề thực ra phức tạp hơn cả những gì nó thể hiện.


Các con bạn thường xuyên trong tình trạng "chiến tranh"? (Ảnh: Inmagine)


Ngoài mặt, mấy đứa nhỏ nhà bạn thường trực trong tình trạng "chiến tranh" - suốt ngày chí choé và dường như không thể hoà hợp được với nhau. Có nhiều lý do cho tình trạng trên, nhưng cốt lõi thường do suy nghĩ của đứa trẻ cho rằng mình là nạn nhân hoặc mình kém hơn (những) đứa còn lại. Đứa con này cũng tin rằng mình ít được bố mẹ yêu thương hơn.


Anh chị em ruột tị nạnh nhau là một vấn đề đau đầu, và cả đau lòng nữa, đối với nhiều gia đình. Tuy vậy cạnh tranh và ghen tị là một phần trong cuộc sống. Trách nhiệm của bạn là giúp con học cách quản lý các cảm xúc đi cùng với nó; nếu không, cảm giác về sự bất công, vô lý, và cảm giác mình là nạn nhân... sẽ ngày càng trở nên khó chịu đựng hơn.


Bằng một vài chiến lược đơn giản, bạn có thể dàn xếp được cuộc đấu đá và làm trung gian cho một thoả ước hòa bình trong nhà mình ngay hôm nay.


Đối với đứa hay bắt nạt
Không nên nhầm lẫn bắt nạt với tị nạnh chành choẹ bình thường. Vì vậy, trước khi cung cấp cho bạn các kỹ thuật đối phó với việc cãi cọ hàng ngày giữa anh chị em với nhau, chúng tôi muốn thảo luận về những đứa trẻ tham gia vào mô hình "kẻ bắt nạt - nạn nhân". Đứa trẻ đóng vai kẻ bắt nạt - thường là đứa nhiều tuổi hơn hoặc mạnh hơn - suốt ngày kiếm chuyện với đứa kia. Đứa bị bắt nạt sẽ tìm ra cách trả đũa, nhưng do không thể trực tiếp chống đối lại, nó sẽ dùng cách lẩm bẩm nói lại hoặc gọi đứa kia bằng biệt danh gì đó.


Nếu một trong các con bạn bắt nạt anh chị em ruột của mình, muốn trở thành kẻ nắm quyền và điều khiển người khác đến mức động tay động chân... đó có thể là biểu hiện của một sự nghi ngờ bản thân tiềm ẩn và lệch lạc nghiêm trọng trong suy nghĩ của trẻ. Bằng cách nào đó, trẻ coi việc gây tổn thương cho người khác để làm cho mình cảm thấy tốt hơn là chuyện bình thường, không có gì sai trái. Trong những trường hợp này, bạn nên bắt tất cả các con chịu trách nhiệm khi có xích mích, nhưng "kẻ gây chiến" phải chịu trách nhiệm về bất kỳ xung đột nào vượt hơn mức cãi cọ thông thường. Tôi không có ý bảo bạn về phe nào, làm như thế sẽ giống như thiên vị, nhưng bạn phải nêu rõ lập trường của mình. Bạn có thể nói "Các con không được bắt nạt anh/chị/em, không được chửi rủa nhau. Làm như vậy các con sẽ bị phạt nặng."


Trong bất kỳ loại can thiệp nào đối với một đứa trẻ hay bắt nạt anh chị em ruột của mình, bạn phải thách thức suy nghĩ của trẻ. Hãy nói thẳng, "Sao con lại nghĩ mình được phép đánh người khác khi tức giận? Các quy tắc không áp dụng cho con khi con giận ư?" Và nêu rõ quan điểm của mình: "Khi con tức giận, các quy tắc vẫn có hiệu lực, và hình phạt cũng thế." Đứa có tính bắt nạt sẽ thử thách tất cả mọi người bởi vì đó là cách chúng hay làm - cố gắng áp chế quyền lực của mình lên người khác. Tuy nhiên, làm cha mẹ, bạn cần phải đánh thẳng vào lối suy nghĩ lệch lạc đó và phạt nặng những hành vi tương tự.


4 cách kiểm soát không để các con chành choẹ


1. Bắt cả hai cùng chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Trong nhiều trường hợp, tất cả các bên tham gia gần như có lỗi ngang nhau. Có thể một đứa nào đó bắt đầu bằng cách trêu chọc hay gọi đứa kia bằng biệt danh này nọ, khởi đầu cho một màn khiêu khích qua lại và gọi nhau bằng đủ thứ tên. Nhưng nếu tất cả đều có tham gia, đứa đấu, đứa đá, tôi khuyên bạn nên bắt tất cả chịu trách nhiệm. Bạn có thể nói, "Các con biết luật rồi đấy, không được cãi nhau. Tất cả đi về phòng mình đợi mười phút trước khi chúng ta nói chuyện."


Đề ra luật lệ trong nhà rằng nếu xảy ra có tranh cãi giữa các anh chị em, tất cả sẽ phải đi ngủ sớm nửa tiếng đồng hồ. Không quan trọng ai có lỗi, hoặc ai gây sự trước vì xét cho cùng, nếu chỉ có một đứa thì làm sao cãi nhau được chứ.


(Còn tiếp)
Nguồn: Webtretho (lược dịch)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ngủ riêng, trưởng thành từ tuổi lên 3! (27/7)
 Đánh đòn làm rối loạn tinh thần trẻ (27/7)
 10 tình huống bất trắc cần dạy trẻ (26/7)
 'Mật thư' của trẻ tự kỷ (26/7)
 Nên giáo dục giới tính cho trẻ từ 4 tuổi (26/7)
 Tạo thói quen tốt cho trẻ khi xem TV (25/7)
 "Con không thích xin lỗi..." (25/7)
 Trẻ rối loạn tâm lý vì xem phim ma (25/7)
 Tránh stress cho trẻ trong năm học mới (24/7)
 Dạy con đọc sách (24/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i