Giáo dục mầm non
   Quy định giảm giờ làm cho giáo viên mầm non - Bao giờ cho đến… ?
 

Quy định giảm giờ làm cho giáo viên mầm non theo Thông tư 48 của Bộ GD-ĐT đã ban hành từ tháng 10-2011 và có hiệu lực từ 9-12-2011. Tuy nhiên cho đến nay, giáo viên các trường vẫn trong tình trạng quá tải giờ làm, thu nhập thấp và lòng thấp thỏm chờ ngày mai tươi sáng hơn. Hiệu trưởng các trường án binh bất động vì một thông tư thiếu thực tế...


Thông tư đánh đố các trường
Theo quy định này, đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 1 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày.


Giờ chơi của học sinh Trường Mầm non Họa Mi 3, quận 5, TPHCM.


Tuy nhiên, cô Phạm Thị Mai, giáo viên Trường Mầm non Họa Mi 3 quận 5 TPHCM, cho biết: "Nghe thông tin sẽ được giảm giờ làm, chúng tôi rất vui. Tuy nhiên, nhìn thực tế công việc thì không thể hy vọng thực hiện được quy định. Hiện nay, chúng tôi phải làm việc từ 6 giờ 30 sáng đến 17 giờ chiều. Nếu phụ huynh đón con trễ, chúng tôi cũng phải ở lại trông giữ. Mỗi lớp có 2 hoặc 3 cô phụ trách nhưng trung bình có hơn 40-50 học sinh/lớp và không có bảo mẫu nên phải làm tất cả mọi việc từ đút ăn, vệ sinh cho cháu, lau chùi phòng học, đến tổ chức sinh hoạt ngoài trời... Buổi trưa, các cháu ngủ, chúng tôi cũng phải trông chừng chứ không dám chợp mắt. Trẻ nhỏ thường hay bị nôn trớ nên luôn phải canh chừng để tránh chuyện bị nghẹt đường thở. Thậm chí, mới đây, có bé trong lớp bị động kinh, co giật, nếu cô giáo không phát hiện kịp thời, tính mạng cháu sẽ gặp nguy hiểm. Nói như thế để thấy giáo viên ngày nào cũng làm quần quật trên 10 giờ, rồi còn phải soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học. Vậy quy định giảm giờ làm còn 6 giờ/ngày sẽ giảm như thế nào? Các trường cũng đã tính toán đến một số phương án để giảm giờ làm nhưng cũng không khả quan".


Bà Tăng Lang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi 2, quận 5 TPHCM cho biết: "Xét về lý thuyết, quy định này sẽ giảm tải áp lực công việc cho giáo viên mầm non nhưng thực tế để áp dụng được rất khó. Công việc của giáo viên mầm non là đặc thù và vất vả. Các cô luôn phải theo sát cháu, không thể lơ là. Không có bảo mẫu nên các cô phải làm mọi việc. Nếu áp theo quy định chỉ dạy 6 giờ/ngày, các cô chỉ dạy từ 7 giờ sáng đến 13 giờ chiều. Vậy thời gian còn lại, các cháu sẽ giao cho ai trông? Nếu để phụ huynh đón, chắc chắn không được vì phụ huynh cũng phải đi làm. Chúng ta đang thực hiện chủ trương dạy 2 buổi/ngày, học bán trú nên không thể thực hiện theo phương án này. Còn nếu tuyển thêm giáo viên hoặc bảo mẫu, trường không đủ kinh phí trả lương".


Vẫn là bài toán thiếu giáo viên
"Không thể thực hiện được" là khẳng định của nhiều lãnh đạo phụ trách ngành học mầm non ở các quận huyện tại TPHCM khi nói đến việc giảm giờ làm cho giáo viên.


Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng Giáo dục quận 3, cho biết: "Việc thiếu giáo viên hiện nay đang là nỗi lo lắng nhất ở các trường. Quận 3 hiện vẫn còn thiếu 20 giáo viên mầm non. Các cô giáo từ trước đến nay đã phải làm 10 giờ/ngày nhưng chế độ đãi ngộ không có, lương không đủ sống. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hàng loạt khó khăn, thậm chí luôn trong vòng luẩn quẩn lâu nay. Không nên quan tâm bằng cách áp đặt phải giảm giờ làm vì thiếu giáo viên thì làm sao thực hiện".


Bà Nguyệt phân tích, nếu thực hiện giảm giờ làm thì phải có thêm giáo viên để làm ca 2 nghĩa là phải có 1 giáo viên làm từ 7 giờ sáng đến 13 giờ chiều và 1 giáo viên làm từ 10 giờ - 16 giờ chiều và một bảo mẫu làm việc 8 giờ/ngày trong lớp. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất vẫn là phải đủ giáo viên. Còn vượt quá số giờ đã quy định theo Bộ luật Lao động thì nhà trường phải thỏa thuận thu tiền từ phụ huynh để chi trả cho giáo viên những giờ làm thêm vì buổi chiều chủ yếu giáo viên làm theo nhu cầu của phụ huynh là chính.


Giảm giờ làm là điều rất cần thiết cho giáo viên mầm non. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể hơn dựa trên đặc thù công việc của các cô để địa phương có thể thực hiện. Ngoài ra, cần phải có chính sách ưu đãi cho giáo viên để các cô yên tâm làm việc. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cần có quy định thêm chức năng bảo mẫu ở các trường mầm non nhằm giảm bớt áp lực về lao động chân tay cho các cô giáo. Hãy để các cô được làm công việc đúng nghĩa của người giáo viên mầm non: nuôi và dạy học sinh.


"Cho đến nay, TP vẫn chưa thể triển khai thực hiện thông tư này vì không phù hợp với hoàn cảnh của các trường. Thậm chí khó thực hiện được vì các trường còn thiếu giáo viên, sĩ số học sinh luôn quá tải"
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD-ĐT TPHCM


Theo SGGP

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Mèo lại hoàn mèo
Ngày gửi: 3/26/2012 2:34:13 PM

Nghe nói đến việc được giảm giờ làm thì tất cả giáo viên Mầm non đều nhảy cẫng lên vì sung sướng, nhưng hởi ôi nó chỉ trên giấy thôi còn thực tế thì mèo vẫn lại hoàn mèo. Giảm làm sao được mà giảm trong khi đó thực tế hiện tại mộtlớp có 40-50 cháu chỉ có 2 giáo viên các cô phải làm việc đến choáng váng cả mặt mày quần quật từ sáng đến chiều tối về phải soạn giáo án làm học cụ tới nữa đêm. Nếu ai lên tiết không có học cụ sẽ bị trừ điểm thi đua, nộp trễ giáo án cũng bị trừ thi đua mà Ban giám hiệu cứ đi quần liên tục hiệu trưởng đi 1 vòng chưa ngồi xuống ghế thì đến 2 hiệu phó thay phiên nhau đi giống như là truy tìm thủ phạm hay tìm con bệnh để mà đem lên bàn mổ để mổ xẻ, áp lực công việc đã nặng nề mà còn phải đối phó với áp lực tâm lý chắc chúng tôi chết sớm đã vậy lương hướng, ưu đãi thì không bằng ai thử hỏi giữa giáo viên cấp 1,2... với giáo viên mầm non ai cực hơn mà cái gì cũng ưu tiên cho giáo viên cấp 1,2... ví dụ như chăm trẻ khuyết tật mầm non thì được 300 đ/ cháu còn cấp 1 thì 4oo cấp 2 thì 500... các vị cứ nghĩ đứa trẻ khuyết tật ở tuổi nào người trông nôm trẻ cực hơn (ỉa đái ói mửa liên tù tì)và bên cạnh đó chuyên môn cứ thay đổi xoèn xoẹt mà người trực tiếp giảng dạy không được đi tập huấn cứ cho Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đi để về triển khai lại không phải tôi có ý gì nhưng hỏi thử có mấy HT, PHT đi về triển khai đúng theo trên vì mỗi người hiểu một kiểu. Tôi thấy bên cấp 1,2 làm rất tốt vấn đề này như cải cách giáo dục khối nào thì tất cả giáo viên khối đó đi học thì họ nắm bắt đupc75 chuyên môn mà về dạy học sinh, nếu có thắc mắc chính họ được nghe giải đáp về chuyên môn hay cái mà họ không hiểu để học tập về dạy học sinh cho tốt hơn
tôi rất mong các cấp lãnh đạo nên tìm phương án nào tối ưu và có hiệu quả nhất và nhân nhất để cho giáo viên mầm non thoát khỏi cảnh khốn khổ như hôm nay về cả tinh thần và cả vật chất chứ đừng có nói trên giấy theo như cách câu cá nhử mồi (mải sẽ mất lòng tin)



guest
Mèo lại hoàn mèo
Ngày gửi: 3/26/2012 2:34:35 PM


Nghe nói đến việc được giảm giờ làm thì tất cả giáo viên Mầm non đều nhảy cẫng lên vì sung sướng, nhưng hởi ôi nó chỉ trên giấy thôi còn thực tế thì mèo vẫn lại hoàn mèo. Giảm làm sao được mà giảm trong khi đó thực tế hiện tại mộtlớp có 40-50 cháu chỉ có 2 giáo viên các cô phải làm việc đến choáng váng cả mặt mày quần quật từ sáng đến chiều tối về phải soạn giáo án làm học cụ tới nữa đêm. Nếu ai lên tiết không có học cụ sẽ bị trừ điểm thi đua, nộp trễ giáo án cũng bị trừ thi đua mà Ban giám hiệu cứ đi quần liên tục hiệu trưởng đi 1 vòng chưa ngồi xuống ghế thì đến 2 hiệu phó thay phiên nhau đi giống như là truy tìm thủ phạm hay tìm con bệnh để mà đem lên bàn mổ để mổ xẻ, áp lực công việc đã nặng nề mà còn phải đối phó với áp lực tâm lý chắc chúng tôi chết sớm đã vậy lương hướng, ưu đãi thì không bằng ai thử hỏi giữa giáo viên cấp 1,2... với giáo viên mầm non ai cực hơn mà cái gì cũng ưu tiên cho giáo viên cấp 1,2... ví dụ như chăm trẻ khuyết tật mầm non thì được 300 đ/ cháu còn cấp 1 thì 4oo cấp 2 thì 500... các vị cứ nghĩ đứa trẻ khuyết tật ở tuổi nào người trông nôm trẻ cực hơn (ỉa đái ói mửa liên tù tì)và bên cạnh đó chuyên môn cứ thay đổi xoèn xoẹt mà người trực tiếp giảng dạy không được đi tập huấn cứ cho Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đi để về triển khai lại không phải tôi có ý gì nhưng hỏi thử có mấy HT, PHT đi về triển khai đúng theo trên vì mỗi người hiểu một kiểu. Tôi thấy bên cấp 1,2 làm rất tốt vấn đề này như cải cách giáo dục khối nào thì tất cả giáo viên khối đó đi học thì họ nắm bắt đupc75 chuyên môn mà về dạy học sinh, nếu có thắc mắc chính họ được nghe giải đáp về chuyên môn hay cái mà họ không hiểu để học tập về dạy học sinh cho tốt hơn
tôi rất mong các cấp lãnh đạo nên tìm phương án nào tối ưu và có hiệu quả nhất và nhân nhất để cho giáo viên mầm non thoát khỏi cảnh khốn khổ như hôm nay về cả tinh thần và cả vật chất chứ đừng có nói trên giấy theo như cách câu cá nhử mồi (mải sẽ mất lòng tin)




guest

Đam mê và nhiệt huyết
Ngày gửi: 3/27/2012 5:30:22 AM

Khi bước còn là sinh viên biết được những nổi cơ cực đặc thù của ngành mầm non ai cũng đã từng có suy nghĩ muốn bỏ cả và có hai phương án là: thôi ngỉ để học ngành khác và tiếp tục học tập, nhưng nếu đã quyết tâm trở thành giáo viên mầm non thì ắt hẳn trong lòng đã có sự đam mê và nhiệt huyết, muốn đem những đam mê và lòng nhiệt huyết của những cô giáo mầm non để viết lên những dòng chữ đẹp trên "trang giấy trắng".
Nhưng cho đến giờ phút này quả thật là giáo viên mầm non chúng tôi đang rất mệt mỏi, căng thẳng,niềm đam mê và nhiệt huyết cũng đang dần bị thui chột đi.
Hãy quan tâm đến chúng tôi bằng cả sự đam mê và nhiệt huyến mà chúng tôi đã cống hiến, đừng để niềm đam mê và nhiệt huyết của chúng tôi bị mất đi chỉ vì sự thiếu quan tâm!!!!!!!!!!!



guest
phải làm sao đây?
Ngày gửi: 4/1/2012 4:45:41 PM


E hoàn toàn đồng ý với ý kiến của chị nêu trên và bổ sung thêm 1 diều. Áp lực công việc đôi lúc bực mình, đánh các cháu, nếu có phụ huynh thông cảm thì thôi, gặp phải phụ huynh... thì thôi rồi. Báo chí nhảy vào, BGH rồi đến PGD, đủ cả. Sao người ta không hiểu cho mình nhỉ? Ở nhà có một đứa trẻ quản không nổi đằng này cô tới 40 - 50 trẻ. Cô giáo cũng là con người chú có phải thần tiên đâu mà lúc nào cũng dịu dàng, hiền hòa dù rất yêu các cháu mới đi nghề này. Trẻ hư, nếu cô không (dám) phạt thì trẻ không nghe lời. Ví dụ, khi dự giờ, lớp ồn thì bị trừ điểm nề nếp, trẻ học trầm thì xếp loại thấp.Chỉ mong đừng trừ diểm, đừng đưa ra thi đua gì cả thì lúc đấy, có lẽ cô không bị áp lực mà trẻ thì vô tư chơi đùa.



guest

Một vòng luẩn quẩn
Ngày gửi: 5/19/2012 3:13:01 AM

Mình đang lên mạng tìm tư liệu cho ngày lễ hội cuối năm đây, bây giờ là 3g sáng mình còn ngồi trên máy mà 7g mình phải đi họp bên phường rồi. Mình là GVMN, mình mới lập gia đình nửa năm nay. Mỗi lần muốn lên mạng là mình phải chờ cả gia đình chồng ngủ hết mới dám lên, sợ làm thức giấc mọi người. Ko biết tương lai các cụ có nghĩ nình là con gái hư hay ko mà cứ khuya lơ khuya lắc ôm cái máy tính trong tay thế này.Công nhận là không có nghề nào BẠC như giáo viên mầm non: ô sin cao cấp, chúng mình vẫn thường đùa như thế, nghề làm dâu trăm họ mà lương đi làm 7 năm không bằng 1 vé đi du lịch Đà Lạt. Tết mới nhục các chị ha: tiền thưởng Tết không mua nổi 1 kg thịt bò, mẹ chồng thì nói gần nói xa: em chồng mày nó đi làm công nhân may mà Tết đưa cho mẹ tới 4 tr, mày đi làm nhà nước, trường đẹp thế mà Tết chỉ đưa ba cái quà vớ vẩn về nhà, làm sao mẹ dám mời khách các thứ ấy chứ (chảy nước mắt). Tiền Tết cộng các khoản: Hội phụ huynh được 100.000, trường cho 300.000, thành phố cho 600.000 thế là ăn một cái Tết to đùng luôn (lì xì cho mọi người xong rồi ôm quần áo về nhà mẹ đẻ trốn 1 tuần cho hết tết.)Chưa nói đến lũ học trò: 50 bé mỗi bé 1 tính, cứ cười như một bà điên chứ tiên cái nỗi gì, đầu tóc, quần áo hôi vì trời nóng mà trường ko có kinh phí gắn quạt, chỉ có 2 cái quạt chạy đuổi ruồi cũng ko được, giờ ngủ mới thảm: lũ con gái cứ thay nhau lây chí cho nhau vì trời 41-42 độ mà chui vào mùng tạo điều kiện cho trứng nở nhanh hơn. Bên ngoài 41-42 nhưng trong mùng còn tệ như thế nào nữa? nhiều khi nói vui "mời các vị khách trên phòng xuống trường chui vào mùng ngồi với các cháu nửa tiếng cho vui". chuyện ăn ngủ, chuyện chuyên môn rồi bình bầu xét thi đua cuối năm mới vui. Tiền thưởng cho lao động xuất sắc có 100.000đ nhưng các chị cứ đè nhau ra bươi móc để trừ điểm (bởi vì không đủ tiền để phát mỗi ng 100.000 nên cứ hạ nhau cho bớt tiền, cho đủ tiền thưởng cuối năm...)còn bao nhiêu nỗi oan trái khác, mỗi bông mỗi hoa, mỗi trường mỗi cảnh, kêu ai cho thấu???


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Chặng đường mới, nỗi lo cũ (22/3)
 Bảo mẫu cần định biên (21/3)
 Giáo dục mầm non ở huyện Ba Vì: Đầu tư cho tương lai (20/3)
 Hà Nội phấn đấu hoàn thành PCGDMN trước kế hoạch 1 năm (19/3)
 Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi: Bộn bề khó khăn (16/3)
 “Chăm lo cho giáo dục mầm non là lo cho tương lai" (15/3)
 Hòa Bình phấn đấu hoàn thành PCGDMN 5 tuổi trong năm 2012 (14/3)
 Phổ cập giáo dục Mầm non: Trường lớp thiếu, giáo viên thiếu (13/3)
 Nhiều giải pháp đột phá thực hiện PCGDMN 5 tuổi (12/3)
 Thành công từ việc các cấp chính quyền quan tâm phát triển giáo dục mầm non (9/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i