Giáo dục mầm non
   Bảo mẫu cần định biên
 

Hiệu trưởng nhiều trường mầm non ở TPHCM cho biết rất khó tuyển bảo mẫu, cả với người chỉ mới tốt nghiệp THCS cũng không dễ vì thu nhập quá thấp.


Tại hội nghị giao ban 5 TP trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ) vừa được tổ chức ở TPHCM, Sở GD-ĐT TPHCM đã đề nghị Bộ GD-ĐT bổ sung định biên cấp dưỡng và bảo mẫu trong trường mầm non. Đề nghị của TPHCM xuất phát từ thực tế ngành giáo dục mầm non của TP thiếu hụt lực lượng bảo mẫu do chỉ được hợp đồng lao động từng năm và thu nhập quá thấp.


Thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng
Ngày nào cũng vậy, công việc của bảo mẫu cứ lặp đi lặp lại với một quy trình: từ 6 giờ, các cô phải tất bật với việc đón cháu, làm vệ sinh lớp học và đồ chơi, vệ sinh thân thể cho học sinh, chuẩn bị dọn dẹp bàn ăn, vui chơi cùng các cháu... Công việc của các cô chỉ kết thúc khi toàn bộ các cháu được phụ huynh đón về, vào khoảng lúc 17 giờ.


Vất vả là thế nhưng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này lại không tương xứng. Bà Vũ Thị Tố Loan, Hiệu trưởng Trường Mầm non 27 (quận Bình Thạnh - TPHCM), cho biết theo quy định, những người lao động không có văn bằng chuyên môn thì hợp đồng theo lương khoán. Trong đó, hệ số lương 1.0 của bảo mẫu luôn cố định. Ngoài mức lương 830.000 đồng/tháng như hiện nay, bảo mẫu ở trường này còn hưởng thêm tiền phụ trội 150.000 đồng/tháng, phúc lợi của nhà trường 200.000 đồng/tháng và tiền công phục vụ bán trú 800.000 đồng/tháng.


Bảo mẫu của Trường Mẫu giáo Mèo Con (quận 7-TPHCM) hướng dẫn các cháu trong bữa ăn trưa. Ảnh: TẤN THẠNH


Tổng thu nhập 1.980.000 đồng/tháng của bảo mẫu ở Trường Mầm non 27 được coi là cao bởi theo bà Loan, trường thực hiện tự chủ tài chính một phần nên trả công phục vụ bán trú cao với 800.000 đồng/tháng chứ ở những trường công lập bình thường khác thì mức trả tối đa chỉ 500.000 đồng/tháng.


Hiệu trưởng nhiều trường mầm non khác cho biết thu nhập của bảo mẫu nếu có cải thiện hơn thì đó là khoản hỗ trợ của phụ huynh nhưng năm học tới phần hỗ trợ đó có nguy cơ bị cắt, bởi điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh không cho phép dùng quỹ phụ huynh để chi.


Định biên được không?
Đặc thù của giáo dục mầm non là phải thực hiện hai nhiệm vụ: chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Do vậy, nhiệm vụ của bảo mẫu, cấp dưỡng là rất quan trọng. Tuy nhiên, TPHCM còn thiếu 7.253 bảo mẫu, tương đương 80% số lượng bảo mẫu cần thiết trong các trường mầm non.


Sự thiếu hụt nghiêm trọng đó đòi hỏi ngành giáo dục phải tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu nhân lực nhưng hiệu trưởng nhiều trường mầm non ở TPHCM cho biết rất khó, ngay cả với những người chỉ mới tốt nghiệp THCS. Bà Loan cho rằng những người có trình độ không ai làm bảo mẫu, với những người không có học vấn cao cũng không dễ gì chịu làm hay gắn bó lâu dài vì thu nhập quá thấp như hiện nay.


Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non - Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng để có thể tuyển dụng và giữ chân bảo mẫu thì lực lượng này phải được định biên. Khi đó, họ sẽ yên tâm hơn, gắn kết lâu dài hơn với trường.


Ông Đặng Thanh Tuấn, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp-TPHCM, nói nếu bảo mẫu và cấp dưỡng ở trường mầm non thuộc quận Gò Vấp - TPHCM, được định biên thì ngân sách Nhà nước cấp tăng lên là không đáng kể, quận hoàn toàn có thể đáp ứng được.


Xác định chính danh
Ông Văn Công Sang, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ - Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết lâu nay chức danh bảo mẫu trong trường mầm non như là "định biên chui", bởi tên gọi của họ là nhân viên phục vụ.


Nay, Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị Bộ GD-ĐT định biên 2 lực lượng này là để xác định chính danh lao động cho họ, khi đó nguồn kinh phí cấp về cho các trường sẽ tăng lên để các trường có tiền chi trả cho cấp dưỡng, bảo mẫu.


Ông Sang cũng cho biết thêm là UBND TPHCM đã có văn bản số 5344, ký ngày 22-8-2008, quy định định biên bảo mẫu và cấp dưỡng trong trường mầm non nhưng đây chỉ là công văn có tính địa phương. Vì vậy, mỗi lần xác định ngân sách thì Sở GD-ĐT phải đi năn nỉ Sở Tài chính nên việc thực hiện chủ trương của UBND TP chưa tới đâu.


Theo NLD

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Giáo viên, bảo mẫu mầm non
Ngày gửi: 3/22/2012 8:17:08 AM

Đi bán vé số tiền vẫn nhiều hơn,nhàn hơn,ít áp lực hơn làm bảo mẫu mầm non.
Đi làm công nhân lương vẫn cao hơn,chế độ đầy đủ hơn làm giáo viên mầm non.




guest
Tiền tỷ dành cho Mầm non đi đâu hết rồi
Ngày gửi: 3/26/2012 2:52:01 PM


Tôi là người hay lên mạng xem các thông tin về giáo dục, tôi thấy có những bài viết nói về ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành mầm non sô tiền rất lớn(mấy trăm tỷ) mà sao vợ tôi nghèo vẫn nghèo, cực khổ vì nghiệp giáo dục vẫn đeo bám. Có nhiều lúc tôi gợi ý cho vợ tôi nghỉ việc đi bán nước mía cho bà chị bao ăn uống một tháng được trả 3.000.000 nhưng vợ tôi không chịu. Tôi không hiểu cái gì đã lôi cuốn vợ tôi đến thế không biết nữa nhưng mà tiền trang trải trong gia đình thì không có ( nói nào ngay chỉ có đủ tiền mua sữa cho con hàng tháng) mà tối ngày tôi rất nhức đầu vì vợ tôi cứ lãi nhãi trong lỗ tai tôi nào là cực quá, mệt quá... nhiều khi tôi muốn thôi vợ cái cho rồi vì nghề nghiệp gì mà bách con mắt 6 giờ lên đường chiều tối 17 giờ (có lúc 18 giờ vì phụ huynh quên đón con) mới lò mò về nhà, tối thì soạn giáo án. Là người không qua trường lớp mầm non nhưng mười mấy năm sông cung vợ và cũng mười mấy năm xem vợ soạn giáo án tôi thấy có gì đâu mà cấp trên hành xác giáo viên đến như vậy ( ví dụ soạn giáo án dạy môn âm nhạc thì đưa ra mục tiêu gì đó rồi đến chuẩn bị học cụ là được rồi còn dạy làm sao là tùy cơ ứng biến vì chúng nó là con nít mà muôn hình vạn trạng chúng nó đâu có như chúng ta muốn) đằng này soạn một giáo án dài ngoằn chỉ làm khổ cho giáo viên mầm non mà thôi nếu soạn đơn giản thì giáo viên chỉ bỏ ra 1 ngày soạn cho một tuần hay một tháng như vậy đở mệt không và gia đình cũng bớt cắn đắng (vì lo soạn giáo án mà bỏ phế việc nhà) và tôi cũng chưa thấy tiền tỷ đó dành bồi dưỡng cho giáo viên mầm non vì vợ tôi mười mấy năm nay các khoản tiền cũng bấy nhiêu chưa nghe nói đến là có thêm tiền này tiền kia...


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo dục mầm non ở huyện Ba Vì: Đầu tư cho tương lai (20/3)
 Hà Nội phấn đấu hoàn thành PCGDMN trước kế hoạch 1 năm (19/3)
 Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi: Bộn bề khó khăn (16/3)
 “Chăm lo cho giáo dục mầm non là lo cho tương lai" (15/3)
 Hòa Bình phấn đấu hoàn thành PCGDMN 5 tuổi trong năm 2012 (14/3)
 Phổ cập giáo dục Mầm non: Trường lớp thiếu, giáo viên thiếu (13/3)
 Nhiều giải pháp đột phá thực hiện PCGDMN 5 tuổi (12/3)
 Thành công từ việc các cấp chính quyền quan tâm phát triển giáo dục mầm non (9/3)
 “Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu” (8/3)
 Xôn xao cách tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo (7/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i