Mang thai và sinh đẻ
   Mang thai và những vấn đề cơ bản.
 

Vấn đề về dinh dưỡng, vệ sinh, và cách chăm sóc thai nhi vô cùng quan trọng. Hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích khi bắt đầu làm mẹ.

Thử làm một cuộc trắc nghiệm

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây nếu bạn muốn có con, hoặc vừa biết có thai. Có thể có một số câu hỏi không phù hợp với bạn, nhưng điều quan trọng là bạn phải hỏi mình tất cả những câu hỏi này. Nếu thắc mắc về bất cứ điều gì bạn nên đi khám bác sĩ.

1. Bạn có miễn nhiễm với ban đỏ không? Bệnh ban đỏ có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho đứa bé nếu bạn mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai. Nếu bạn chưa miễn nhiễm, bác sĩ sẽ chích ngừa cho bạn. Lưu ý, bạn không nên cố gắng có thai ngay sau đó mà phải đợi ít nhất 3 tháng sau.

2. Trong gia đình bạn hoặc chồng có ai bị bệnh di truyền không? Một số bệnh như: chứng máu không đông, bệnh u nang xơ do di truyền,… nếu bạn hoặc chồng có người thân mắc bệnh này, đứa bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi hai vợ chồng quyết định có con, và nếu cần thiết bác sĩ sẽ giới thiệu chuyên viên di truyền để đánh giá mức độ rủi ro mà bạn có nguy cơ gặp phải. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ khi nào cả hai vợ chồng cùng mang gen di truyền gây bệnh thì đứa bé mới có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền.

3. Bạn có bị một bệnh mãn tính nào không? Nếu bạn bị rối loạn về nội tiết như bệnh tiểu đường, động kinh đang chữa trị, bạn nên báo bác sĩ ý định có con của mình. Bác sĩ sẽ thay đổi thuốc để không ảnh hưởng việc thụ thai hay ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Bạn có đang sử dụng thuốc ngừa thai? Trước khi muốn có thai, bạn phải ngưng sử dụng thuốc ngừa thai để cơ thể trở lại chu kỳ sinh học bình thường. Sau đó bạn nên đợi cho qua 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi thụ thai.

5. Bạn có tiếp xúc với những mối nguy hiểm trong công việc của mình hay không? Bạn phải đảm bảo công việc không gây nguy hại cho việc thụ thai hoặc cho thai nhi. Ngoài ra, bạn nên đề phòng bệnh Chlamdyia Psittaci - là một căn bệnh nhiễm trùng có nguồn gốc từ cừu, có thể gây sẩy thai nếu bạn tiếp xúc với cừu cái khi nó sinh con.

6. Bạn cân nặng bao nhiêu? Nếu bạn quá mập hoặc quá gầy, nên hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất và đạt trọng lượng thích hợp. Nếu bạn có thai khi trọng lượng quá tiêu chuẩn thì cũng đừng bao giờ nhịn ăn, vì như vậy cơ thể bạn có khả năng sẽ thiếu nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

7. Cách ăn uống của bạn có lành mạnh không? Nếu bạn tuân theo một chế độ ăn lành mạnh và hợp lý, bạn sẽ dễ thụ thai và sinh con khỏe mạnh.

8. Bạn có hút thuốc và uống rượu không? Bỏ ngay, vì chúng rất có hại cho thai nhi và sự phát triển tương lai của bé.

9. Bạn có dùng sản phẩm bổ sung Acid folic không? Khi bạn dự định mang thai thì acid folic sẽ giúp con bạn tránh các bệnh nguy hiểm khi mới sinh ra như bệnh nứt đốt sống. Bạn có thể uống 400 microgram acid folic mỗi ngày trong suốt 12 tuần đầu thai kỳ.

Hãy chú ý đến bản thân

- Vệ sinh cá nhân:

  • Tắm rửa mỗi ngày.
  • Mặc quần áo rộng rãi.
  • Mang dép thường.
  • Nếu tử cung ngã trước nhiều quá, mang nịt nâng bụng.
  • Đánh răng kỹ mỗi ngày 2 lần. Khám và điều trị răng bình thường.

- Nên tránh:

  • Tránh bơm rửa sâu trong âm đạo.
  • Tránh bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm nhiễm cơ quan sinh dục (nấm, trùng roi,...)
  • Không lao động quá nặng nhọc (có thể gây sẩy thai, sinh non, làm mất sức khỏe của mẹ,...)
  • Từ tháng thứ 8 trở đi không nên đi xa nhiều vì có thể sinh non và sinh rớt dọc đường rất nguy hiểm.

- Nên lao động bình thường hằng ngày: Không cần phải nghỉ tất cả các công việc làm hằng ngày. Chỉ nghỉ khi đang dọa sẩy thai, có tiền căn sẩy thai liên tiếp.

- Tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ.

- Nên có giấc ngủ trưa để giữ sức khỏe.

Khám thai đầy đủ

Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được gọi là tam cá nguyệt, một tam cá nguyệt tương đương với 13 tuần hoặc 3 tháng lịch.

Lịch khám thai tùy thuộc vào tuổi thai hay vấn đề của từng tam cá nguyệt. Lần khám đầu tiên bắt đầu ngay vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh, nhất là đối với những người đã có lần sẩy thai trước đó. Sau đó, mỗi 4 tuần khám một lần cho đến khi thai được 28 tuần. Mỗi 2 tuần khám một lần sau khi tuổi thai từ 28 tuần đến 36 tuần. Mỗi tuần đi khám một lần khi thai được 36 tuần cho đến lúc sanh. Tuy nhiên, trong những trường hợp thai kỳ có vấn đề như: ra huyết, dọa sanh non, thai suy dinh dưỡng, nước ối ít, mẹ có bệnh lý… thì lịch khám thai của những người mẹ sẽ khác đi. Điều cần lưu ý là khám thai trong ba tháng đầu tiên rất quan trọng, vì đây là giai đoạn chủ yếu tập trung vào đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai.

BS. Lê Thị Thu Hà
BV. Từ Dũ
Nutifood

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chủ động làm mẹ an toàn (13/6)
 Ăn gì khi mang thai? (13/6)
 Nước ối ít có ảnh hưởng đến thai nhi? (13/6)
 Phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở phụ nữ có thai (13/6)
 Phụ nữ mang thai dễ bị viêm lợi (13/6)
 Những điều ít biết về giới tính của bào thai (13/6)
 Quả chanh với phụ nữ mang thai (13/6)
 Bệnh tiểu đường trong kỳ mang thai (13/6)
 Thực phẩm cho người mang thai - Bổ mà không bổ (13/6)
 Táo bón lúc mang thai. (7/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i