Mang thai và sinh đẻ
   Bệnh tiểu đường trong kỳ mang thai
 

Số 1/01 đã nói về tác hại của tiểu đường với người mẹ. Mời bạn tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của bệnh tiểu đường lên thai nhi, cách chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh.

Tiểu đường ảnh hưởng lên thai nhi

* Sẩy thai: Nguy cơ cao hơn nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.

* Những bất thường bẩm sinh: Phần lớn nghiên cứu cho rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.

* Suy hô hấp tăng gấp 5-6 lần so với trẻ có mẹ bình thường, ở tất cả tuổi thai.

* Hạ đường huyết thường xảy ra trong những giờ đầu tiên sau khi sinh. Nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của thai nhi. Kiểm soát đường huyết tốt ở mẹ ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi.

* Con quá to: Khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên vì vậy bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi.

* Hạ canxi máu trẻ bứt rứt hay co cứng. Người ta chưa giải thích được lý do tại sao.

* Tăng bilirubin máu thường gặp ở những trẻ có mẹ bị bệnh tiểu đường. Thường trẻ bị vàng da nhẹ, có thể điều trị bằng cách bù nước và chiếu tia cực tím.

* Chết chu sinh: Có thể chết đột ngột, đặc biệt nếu lượng đường cao. Trong những thai nhi có bà mẹ bị ketoacidosis (một biến chứng của bệnh tiểu đường) thì 50% thai nhi chết. Cơ chế chính xác không được biết, có thể do thiếu oxy cấp, vì đường gắn kết với tế bào máu hay vì sự di chuyển đột ngột của nước đường.

Làm sao để sàng lọc và chẩn đoán?

Những phụ nữ có nguy cơ cao thì nên đi bác sĩ để thực hiện xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sành lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì tới khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao. Xét nghiệm sàng lọc này được thực hiện bằng cách cho thai phụ uống 50gr đường và đo lượng đường huyết trong máu một giờ sau đó. Xét nghiệm này có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên, độ nhạy cảm của xét nghiệm tốt hơn khi thai phụ ở trong tình trạng đói. Nếu kết quả bất thường: >140 mg/dl, thì thai phụ ấy có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Ðể chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ cho tiếp tục xét nghiệm dung nạp 100gr đường trong ba giờ.

Ðiều trị và theo dõi bệnh

* Với những phụ nữ mang thai nằm trong nhóm có nguy cơ cao, nên đi khám ngay từ khi muốn có thai.

* Nên điều trị và theo dõi ở những trung tâm lớn. Tại bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh, đã có một chương trình theo dõi và điều trị chặt chẽ cho những bệnh nhân bị tiểu đường trong thai kỳ tại khoa sản bệnh.

* Thai phụ có thể thực hiện một số chế độ tiết chế trong ăn uống.

* Cũng có thể điều trị bằng insulin với việc theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và chỉnh liều thuốc. Khi đã ổn định thì có thể xuất viện và được hướng dẫn cách tự điều trị và sử lý các tác dụng phụ.

Ngoài ra, bác sĩ còn hướng dẫn cách đếm thai máy, thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm màu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Theo Thế giới phụ nữ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thực phẩm cho người mang thai - Bổ mà không bổ (13/6)
 Táo bón lúc mang thai. (7/6)
 Chàng nghĩ gì khi vợ mang bầu (7/6)
 Cải thiện sức khỏe sau sinh (5/6)
 Da và những thay đổi khi mang thai. (5/6)
 Chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi đi sinh. (5/6)
 Chăm sóc mắt bé từ khi chưa chào đời (5/6)
 Cách luyện tập cho phụ nữ mang thai (5/6)
 Chuẩn bị để có em bé (5/6)
 Bé lớn ra sao trong bụng mẹ. (5/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i