Giáo dục mầm non
   Trường mầm non đau đầu với bữa ăn cho trẻ
 

Bữa ăn sáng của lớp Gấu Bông 1 Trường Mầm non Lê Thị Riêng, Q.1.
Năm nay, trường học trên địa bàn TP thực hiện bình ổn không tăng học phí và các khoản phí cố định khác. Nhưng hàng loạt mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng giá đã khiến nhiều trường mầm non phải đau đầu xoay xở bữa ăn cho trẻ với khoản tiền ngày càng eo hẹp với mặt bằng giá cả.


Mới đây, liên Bộ GD-ĐT và Tài Chính đã ban hành thông tư hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ 5 tuổi có hoàn cảnh khó khăn là 120.000 đồng/ tháng nhằm tạo điều kiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, dự kiến sẽ áp dụng vào ngày 30/8 tới đây. Tuy nhiên, với tình hình trượt giá như hiện nay thì nhiều trường kiến nghị nên nâng mức và mở rộng đối tượng được hỗ trợ. Phóng sự sau đây của Phóng viên Thùy Trang phản ánh chi tiết hơn thực trạng này.


Thực hiện "Đổi mới bữa ăn cho trẻ", tại trường mầm non Vàng Anh Q.5 mỗi bữa sáng trẻ đều được ăn buffet với món khô và món nước. Bữa trưa cũng được thay đổi liên tục về thực đơn và cách chế biến phù hợp với sở thích của trẻ nên mức thu tiền ăn 35.000 đồng/ngày ( cho ba bữa sáng, trưa và xế). Bà Vũ Thị Xuân Liên, hiệu trưởng nhà trường cho biết: trước tình hình giá cả tăng cao, nâng mức tiền ăn là để giữ được chất lượng bữa ăn như trước nên việc thoả thuận giữa nhà trường với phụ huynh hầu như không gặp khó khăn mấy.


Bà Phan Thị Phượng, Trưởng phòng GD-ĐT Q.6 cũng cho biết các trường tính toán rất chi li để đưa ra mức tăng thấp nhất. Tiền ăn ở mầm non từ 17.000-18.000 đồng/ ngày tăng lên tương ứng là 20.000-25.000đồng/ngày. Bởi nếu giá cả tăng mà không thu thêm tiền, khẩu phần ăn sẽ giảm đi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.


Khó khăn hơn cả là các trường mầm non tại các vùng ngoại thành khi hầu hết trẻ đến trường là con em người dân có thu nhập thấp.Tuy nhiên, với một địa bàn còn nhiều gia đình có điều kiện kinh tế quá khó khăn thì để tiết kiệm chi tiêu, e rằng số lượng các cháu được đến trường sẽ giảm. Bà Lê Thị Kim Châu, Tổ trưởng mầm non (Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ) cho biết: mức thu tiền ăn của trẻ mầm non xã đảo Thạnh An là 15.000 đồng/ngày, đây là ngưỡng đảm bảo mức dinh dưỡng tối thiểu cho trẻ. Sắp tới đây, trẻ 5 tuổi xã đảo Thạnh An được hưởng trợ cấp bữa trưa 120.0000 đồng/ tháng theo thông tư của liên bộ. Nhưng số tiền này không thấm vào đâu do mức hỗ trợ này chỉ áp dụng các hộ nghèo và với các gia đình diện chính sách, vùng sâu vùng xa. Ngành GD-ĐT huyện Cần Giờ cũng đề nghị nâng mức hỗ trợ lên toàn bộ tiền ăn trưa là 330.000 đồng/tháng để tạo điều kiện phổ cập mầm non 5 tuổi cho xã đảo nghèo.

 

Bà Phạm Thị Hường, Hiệu phó trường mầm non Sen Hồng (huyện Bình Chánh) cũng tâm tư: là huyện ngoại thành có rất nhiều người nhập cư, một đứa trẻ độ tuổi mầm non đến trường với mức chi 800.000 đồng/tháng như hiện nay đã vượt quá khả năng của nhiều phụ huynh. Bà Hường đề nghị với những trường ở địa bàn khó khăn thì sự hỗ trợ nên mở rộng tính theo tỉ lệ của từng lớp.


Bà Chung Thị Bích Phượng, Phó phòng GD- ĐT Q.Tân Phú bày tỏ: do trường nằm trên địa bàn dân cư, người dân có thu nhập chưa cao nên nhiều phụ huynh quá khó khăn, với mức hỗ trợ 120.000 đồng/tháng - bằng ¼ khoản tiền học bán trú thì vẫn chưa đủ vào đâu. Hiện nay, quận linh động tổ chức lớp học một buổi cho các trẻ này, sáng phụ huynh đưa trẻ đến trường, trưa đón trẻ về nhà ăn cùng gia đình, nhà có gì ăn đó. Như vậy, phụ huynh cũng nhẹ gánh mà mức hỗ trợ sẽ giúp các cháu có thêm bữa sữa, trứng... trước giờ cơm, giúp các em con nhà nghèo đỡ thiệt thòi.


Bà Chung Thị Bích Phượng, Phó phòng GD- ĐT Q.Tân Phú bày tỏ: do trường nằm trên địa bàn dân cư, người dân có thu nhập chưa cao nên nhiều phụ huynh quá khó khăn, với mức hỗ trợ 120.000 đồng/tháng - bằng ¼ khoản tiền học bán trú thì vẫn chưa đủ vào đâu. Hiện nay, quận linh động tổ chức lớp học một buổi cho các trẻ này, sáng phụ huynh đưa trẻ đến trường, trưa đón trẻ về nhà ăn cùng gia đình, nhà có gì ăn đó. Như vậy, phụ huynh cũng nhẹ gánh mà mức hỗ trợ sẽ giúp các cháu có thêm bữa sữa, trứng... trước giờ cơm, giúp các em con nhà nghèo đỡ thiệt thòi.


Trong tình hình này, thiết nghĩ phụ huynh cần hiểu, cảm thông và cùng các trường mầm non vượt qua giai đoạn khó khăn này để đảm bảo chăm sóc trẻ trong điều kiện tốt nhất có thể. Đồng thời tại các khu vực khó khăn cần được chính quyền địa phương hỗ trợ hơn nữa để đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.


Theo VOH

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Năm 2011-2012, trẻ 5 tuổi phải được đi học (6/9)
 Dự thảo: Nhà giáo được truy lĩnh tiền phụ cấp thâm niên từ 1/5/2011 (5/9)
 Năm học 2011 - 2012: Mầm non Hà Nội chưa hết khó (1/9)
 Quanh chuyện “hạ chuẩn” giáo viên mầm non (31/8)
 Áp lực mang tên: Mầm non - Bài 3: Phải yêu trẻ mới trụ được với nghề (30/8)
 Áp lực mang tên: Mầm non - Bài 2: "Leo" chuẩn (29/8)
 Áp lực mang tên: Mầm non - Bài 1: Sự hy sinh thầm lặng (26/8)
 8 nhiệm vụ cụ thể của Giáo dục Mầm non năm học 2011 - 2012 (25/8)
 GV mầm non làm việc trước năm 1995 được hỗ trợ kinh phí đóng BHXH (24/8)
 GV mầm non được bồi dưỡng thường xuyên 120 tiết/năm (23/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i