Tự kỷ
   Răn dạy trẻ tự kỷ (Phần 1)
 

Đối với trẻ tự kỷ, thế giới này quá lộn xộn. Lại thiếu khả năng bày tỏ tư tưởng, các em có xu hướng rút vào trong thế giới riêng. Các em có thể không thích hoặc nổi giận khi bị ép phải liên hệ với thế giới của chúng ta khi các em hoàn toàn không muốn thế. Trẻ tự kỷ có thể bực bội và giận dữ vì các em không biết cách diễn tả cảm giác của mình bằng cách mà người khác có thể hiểu. Kết cục, các em trở nên bất thường, nhưng chúng ta vẫn có cách giúp các em. Phần lớn trẻ tự kỷ tiến bộ khi lớn lên. Tiến bộ của các em tùy thuộc vào mức độ rối loạn tự kỷ, và còn tuỳ thuộc vào lượng và phẩm của chương trình huấn luyện/chữa trị.

Làm Gì Để Giúp Các Em

Có nhiều cách chúng ta có thể thực hiện để giúp trẻ tự kỷ gia tăng chất lượng cuộc sống. Trẻ tự kỷ thường xuyên mù mờ, lo âu, và không nối kết với những công việc hàng ngày, những dịp này dịp khác. Các em bầy tỏ sự âu lo và mù mờ này bằng cách có những hành vi kỳ cục. Cha mẹ cần sẵn sàng bỏ thời gian và nỗ lực để thay đổi hành vi nói trên. Về lâu về dài, nỗ lực của cha mẹ sẽ được đáp trả khi thấy các em hành xử đúng đắn hơn.

Đối Thoại Với Các em

Trẻ tự kỷ sử dụng nghĩa đen, và thường gặp khó khăn bày tỏ tư tưởng dù bằng lời hay bằng phương cách khác. Không bày tỏ được tư tưởng, các em trở thành tức giận. Đây là một số việc cha mẹ có thể thực hiện:
• Dùng nhiều cách để đối thoại với các em, bằng lời, bằng giấy bút, bằng cử chỉ, bằng hình ảnh.
• Dùng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, chính xác khi yêu cầu hay chỉ dẫn các em làm điều gì. Mới đầu nên dùng một chữ, sau đó dần dần nối cho câu dài hơn.
• Dùng câu tích cực: "Mẹ muốn Khoa đứng lên" hay "Ba mong Mai sẽ ăn hết" thay vì "Mẹ không thích Khoa ngồi chỗ này" hay "Ba rất ghét Mai bỏ dư cơm."
• Dùng thời khóa biểu để giúp các em thực hiện những công việc hàng ngày (đánh răng, ăn uống, tắm rửa...)
• Sắp xếp mọi việc có tổ chức và có thói lệ để các em dễ đoán ra việc gì xảy ra kế tiếp.

Môi Trường Xã Hội

Trẻ tự kỷ không hiểu những giao ước xã hội. Các em không biết diễn giải những cảm giác và tâm tình của người khác. Việc ai đó đến gần các em, hay các em phải sờ chạm vào người khác luôn khiến các em lo sợ. Sau đây là những việc cha mẹ có thể giúp các em:
• Dậy các em về giao ước xã hội bằng cách chơi trò giả đò đóng vai này, vai khác.
• Có hình thức phạt rõ ràng và thường xuyên đối với những hành vi không thích hợp.
• Tập đi tập lại cho các em những cách ứng xử đúng đắn qua nhiều tình thế khác nhau.
• Khuyến khích các em diễn tả tình cảm bằng ánh mắt, khuôn mặt, và lời nói.

Thay Đổi Trong Môi Trường

Trẻ tự kỷ sẽ vô cùng mù mờ khi thói lệ của các em bị thay đổi. Các em có thể biết những gì xảy ra trong một môi trường, nhưng lại không thể mang cái "biết" này vào một môi trường khác. (Bé Khôi tối nào cũng ngoan ngoãn đánh răng, nhưng khi ngủ ở nhà bà ngoại, bé nhất định từ chối làm công việc đó). Đây là những việc cha mẹ có thể làm:
• Giải thích những điều các em phải thực hiện (bằng nhiều phương cách như lời nói, hình ảnh, giấy bút...).
• Dậy một kỹ năng trong nhiều môi trường khác nhau.
• Báo trước và chuẩn bị cho các em biết khi có những thay đổi trong thói quen.
• Báo trước những lúc phải bắt đầu hay kết thúc một sinh hoạt nào đó.

Xử Phạt Các Em Tự Kỷ

Hành xử kỳ cục có vẻ lúc nào cũng có nơi các em tự kỷ. Khi cha mẹ hiểu các em muốn gì mà hành xử như thế, cha mẹ có thể tìm cách ngăn chặn hành vi ấy và thay thế bằng hành vi thích hợp hơn. Thí dụ, các em có thể muốn cha mẹ để ý, muốn lấy vật gì đó, muốn tránh né một tình thế mà các em không thích. Hình thức xử phạt cổ điển KHÔNG hữu hiệu với phần lớn các em tự kỷ. Các em không biết xin phép, và không hiểu nỗi bực bội của người khác, vì thế phản ứng mà cha mẹ vẫn có đối với hành vi không thích hợp của các em thực sự chẳng có hiệu quả gì. Điều quan trọng là tìm ra các em thích gì, và giúp các em bày tỏ ý muốn, nỗi lo sợ hay giận dữ bằng cách thích hợp. Cha mẹ cũng nên cố gắng làm mẫu, chơi trò đóng vai này vai kia để dậy về thái độ ứng xử.

Anh Chị Em Của Trẻ Tự Kỷ

Với một cậu bé hay một cô bé có anh chị tự kỷ, thật khó cho các em hiểu được vì sao anh hay chị của mình lại được dậy dỗ, huấn luyện một cách đặc biệt. Các chú bé cô bé này cũng hoàn toàn không hiểu tại lý do nào mà anh chị của mình đôi khi lại được thông cảm khi hành xử không thích hợp.
(Điều này cũng không khác gì với các anh chị có em tự kỷ. Một người trưởng thành còn có khi ganh tỵ với anh chị em! Các em ở tuổi thanh thiếu niên sẽ dễ mặc cảm là cha mẹ thương em hơn, và không công bằng với mình. Cha mẹ cần chú ý giúp anh chị em của trẻ tự kỷ hiểu nỗi khó khăn của trẻ này, và chứng minh cho các em thấy cha mẹ thương con đồng đều. Hãy giúp các em hiểu rằng trẻ tự kỷ cần đựơc dậy dỗ bằng phương cách khác, mà không phải được thương chiều hơn).

Đây là những gì cha mẹ có thể thực hiện:

• Giải thích về tự kỷ cho các anh chị em của trẻ, và khuyến khích các anh chị em của trẻ gợi thắc mắc về trẻ.
• Yêu cầu anh chị em của trẻ tự kỷ giúp đỡ trong công việc dậy dỗ, huấn luyện. Hãy giao cho các anh chị em của trẻ tự kỷ một vai trò nào đó. Thí dụ: anh Hai dậy bé Mỹ làm bài, chị Ba cùng bé Mai đánh răng, Út nắm tay chị Mai khi cả hai theo mẹ đi chợ.
• Khuyến khích các anh chị em của trẻ tự kỷ ôm hôn, nắm tay, khen ngợi, tặng quà cho trẻ tự kỷ để a) làm mẫu cách bày tỏ tình cảm, b) giữ tình cảm của các em thăng bằng.
• Khen ngợi khi các anh chị em của trẻ tự kỷ ngoan ngoãn. Dành thời gian trò chuyện, giúp đỡ các em.

Tracy J. Stephens Ph.D. www.brighttots.com
Nguyễn Tường Anh lược dịch

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Răn dạy trẻ tự kỷ (Phần 2) (5/8)
 Đề tài: Nguyên nhân gây tự kỷ (5/8)
 Một số biểu hiện cơ bản của hội chứng tự kỷ (5/8)
 Liên quan giữa sinh sớm và các rối loạn (15/7)
 Gen di truyền và tự kỉ (15/7)
 Tại sao trẻ tự kỉ phải đến trường ? (21/6)
 Can thiệp tâm vận động cho trẻ tự kỉ (16/6)
 Tâm vận động (16/6)
 Phương pháp ABA (9/6)
 Điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ (14/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i