Tự kỷ
   Một số biểu hiện cơ bản của hội chứng tự kỷ
 

Tự Kỷ (TK) là khuyết tật phức tạp về phát triển, ảnh hưởng đến nhiều khả năng như trí hiểu, sử dụng ngôn ngữ, giao tế, biểu lộ tình cảm, vân vân. Những biểu hiện của TK thường có thể thấy trong ba năm đầu đời. Ở những cá nhân khác nhau, những biểu hiện bệnh cũng khác nhau về hình thái và mức độ.
Các nhà nghiên cứu chưa định rõ được nguyên nhân của TK. Khi nghiên cứu độ làm việc của não bộ, họ nhận thấy cấu tạo não cũng như chức năng của não nơi những cá nhân mang khuyết tật TK có những khác thường. Có những nhà chuyên môn cho rằng một số loại thuốc chủng ngừa đã gây rối loạn này. Hiện tại, thủy ngân được coi là có liên quan trực tiếp.
Số trẻ em TK tại Việt Nam hiện nay chưa được thống kê. Tại Hoa Kỳ, có những lớp chuyên dậy trẻ TK có đến 50% là trẻ em gốc Việt. Các em bé này được sinh ra tại Hoa Kỳ và Việt Nam.
Khi thực hiện thống kê, người ta thấy rằng trong 150 trẻ em Hoa Kỳ, có 1 em TK. Khuyết tật TK xuất hiện nhiều nơi các bé trai: trong 94 em trai, có một em TK, và trong 5 em TK sẽ có 4 em trai, 1 em gái (www.autism-society.org).
Chứng TK xuất hiện ở trẻ em mang các sắc tộc khác nhau, có văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Các em cũng đến từ gia đình có hoàn cảnh giàu nghèo, học thức... rất khác nhau.
Không có chứng cớ rõ ràng nào về việc TK là khuyết tật di truyền. Tuy nhiên, trong 100 em TK, có 5 em sẽ có một hay hơn một anh chị em cũng mang chứng TK. Cạnh đó, cũng có những em sinh đôi giả mà một em TK, một em không.
Sau đây là một số biểu hiện của chứng TK:
• Chậm nói, hay không nói
• Ra dấu thay vì sử dụng ngôn ngữ
• Không nhìn mắt người đối diện
• Không thích những đụng chạm thể lý với người khác, kể cả người thân, cha mẹ
• Không biểu lộ tình cảm
• Không thích chơi đùa với bạn bè
• Không biết đóng vai nhân vật khi chơi đùa
• Không có khái niệm về thời gian, thời lượng
• Kén ăn
• Khó ngủ
• Có vẻ như không hiểu lời người khác nói với mình
• Không hiểu những biểu hiện tình cảm trên mặt người khác
• Không hiểu nghĩa bóng
• Không nhạy cảm với sự đau đớn thể lý
• Có thể thủ dâm dù còn nhỏ tuổi
• Giỏi về trí nhớ hình ảnh (trong đó có cả chữ, số)
• Khó chịu với những thay đổi thói quen hay những gì mới lạ
• Mê thích đặc biệt một số sự vật, màu sắc
• Lập lại một cách vô nghĩa một số câu nghe được từ người chung quanh hay tivi
• Lập lại câu hỏi của người đối diện thay vì trả lời họ
• Lập lại một số cử động (vẫy tay, vỗ tay, đu đưa thân mình...)
• Bước đi với hai ngón chân cái hướng vào trong
• Đi nhón gót
• Hay giận dữ
• Đánh người chung quanh khi giận dữ
• Tự làm đau mình (lấy tay đập đầu, đập đầu vào tường)

Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Liên quan giữa sinh sớm và các rối loạn (15/7)
 Gen di truyền và tự kỉ (15/7)
 Tại sao trẻ tự kỉ phải đến trường ? (21/6)
 Can thiệp tâm vận động cho trẻ tự kỉ (16/6)
 Tâm vận động (16/6)
 Phương pháp ABA (9/6)
 Điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ (14/5)
 Phát hiện dấu hiệu can thiệp sớm giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ (4/5)
 Hội chứng tự kỷ ghê gớm đến thế sao? (27/4)
 Nhận biết sớm các dấu hiệu ở trẻ tự kỷ (13/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i