Tự kỷ
   Phát hiện dấu hiệu can thiệp sớm giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ
 

Hội chứng tự kỷ đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Hậu quả sẽ khôn lường nếu cộng đồng không có những hiểu biết đúng đắn về nó. Hội chứng tự kỷ cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cũng như cách chữa trị dứt điểm, nhưng thông qua nghiên cứu và thực tiễn đều chỉ ra rằng: sự hiểu biết, đồng cảm và sẻ chia của cộng đồng là liều thuốc tốt nhất có thể giúp người mắc chứng tự kỷ hoà nhập cuộc sống, nâng cao được chất lượng cuộc sống, có thể có nghề nghiệp, sống tự lập, không còn là gánh nặng của gia đình và xã hội.


HÃY NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU SAU ĐỂ CAN THIỆP SỚM NHẰM GIẢM NGUY CƠ TỰ KỶ
VÌ MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CHO MỌI CON TRẺ


Khiếm khuyết về mặt quan hệ xã hội


Đây là đặc điểm trung tâm của bệnh tự kỷ. Trẻ tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự lưu tâm đến giọng nói của người khác. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm.
Gặp vấn đề trong giao tiếp ngôn ngữ
Trẻ không biết chỉ tay, không biết gật đầu, lắc đầu. Bé cũng không tham gia các trò chơi bắt chước, không có khả năng bắt chước làm theo những việc làm của bố mẹ như những trẻ bình thường vẫn làm. Đặc biệt, bé không hiểu được ý nghĩa của những cử chỉ, điệu bộ của người lớn. Nói chung, trẻ tự kỷ vẫn có thể biểu lộ cảm xúc vui, sợ, giận dữ... nhưng cách thể hiện có khuynh hướng cực đoan. Nét mặt thường không diễn tả ý nghĩa. Một số trẻ hầu như thể hiện nét mặt vô cảm. Trẻ bị khiếm khuyết khả năng hiểu những ý nghĩa trừu tượng và tinh tế. Giọng nói có thể giống robot, đặc trưng bởi sự đơn điệu, phẳng lặng, không thay đổi, ít nhấn giọng và không diễn cảm.


Hành vi bất thường


Chống lại sự thay đổi
Hành vi mang tính nghi thức, thúc ép
Các hành vi mang tính nghi thức, thúc ép ở trẻ tự kỷ thường liên quan đến những thông lệ cứng nhắc như: từ chối ăn một loại thức ăn nào đó; hoặc những hành vi có tính rập khuôn, lặp đi lặp lại (VD: vung vẩy hai cánh tay, hoặc đưa bàn tay lên gần mặt rồi xoắn vặn hoặc bật bật các ngón tay...).
Những sự gắn bó bất thường
Nhiều trẻ tự kỷ có sự gắn bó mạnh mẽ với những đồ vật khác thường. Trẻ có thể luôn mang theo món vật nào đó bên mình, và nếu có ai đó lấy vật này đi thì trẻ sẽ giận dữ, phản kháng lại ngay.
Các đáp ứng không bình thường với những trải nghiệm giác quan
Trẻ tự kỷ có thể bị mê hoặc bởi các bóng đèn, các hoa văn, những vật có chuyển động xoay tròn, hoặc một thứ âm thanh nào đó. Trẻ có thể kiên trì làm đi làm lại các thao tác xếp đồ vật thành hình dài, xếp chồng đồ vật lên nhau hoặc xoay một món đồ để nó xoay tròn. Tuy tránh né các tiếp xúc cơ thể, nhưng một số trẻ tự kỷ rất thích các trò chơi mạnh bạo, ví dụ: tung hứng, cù lét, đánh đu, "bay tàu bay"...


Rối loạn về vận động

Các mốc chuyển tiếp trong quá trình phát triển vận động của trẻ tự kỷ có thể bị chậm trễ hơn các trẻ bình thường. Các em thường gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác. Nhiều trẻ rất hiếu động, nhưng sẽ giảm bớt khi đến tuổi thiếu niên. Trẻ hay nhăn nhó, vỗ đập cánh tay, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, chạy chúi đầu về phía trước, nhảy, đi đều bước, lắc lư hoặc đu đưa thân mình, xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất, tường. Một số trẻ có trạng thái căng cơ khi phấn khích, khi quá chăm chú.
Các khiếm khuyết về trí tuệ và nhận thức
Hầu hết trẻ tự kỷ đều có chậm phát triển trí tuệ. Khoảng 40-60% có IQ = 70. Do đa số trẻ tự kỷ khó làm các test trí tuệ (nhất là các test dùng lời nói) nên các kết quả IQ vẫn còn bàn cãi .
Khác với những trẻ chậm phát triển tâm thần, tình trạng chậm phát triển của trẻ tự kỷ vẫn còn chừa lại những "khoảng" trí tuệ bình thường hoặc gần như bình thường (thể hiện trong phần thao tác của các test trí tuệ).
Về nhận thức, trẻ tự kỷ không thể bắt chước, không hiểu ý nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, thiếu hẳn tính uyển chuyển, sáng tạo, không thể hiểu biết về luật lệ, không thể xử lý hoặc sử dụng các thông tin.


Các rối loạn khác

Ở trẻ tự kỷ, những biểu hiện cám xúc nhiều khi diễn ra rất trái ngược: có khi khí sắc phẳng lặng, có lúc cảm xúc lại quá mức hoặc không phù hợp. Bé có thể mau thay đổi, khóc cười vô cớ hoặc la hét khó kiểm soát. Trẻ cũng có thể leo trèo, chạy nhảy không sợ nguy hiểm, nhưng lại có thể sợ những sự vật hoặc tình huống mà bình thường là vô hại, ví dụ sợ các thú nuôi (chó, mèo...) hoặc sợ đến một nơi chốn nào đó. Xuất hiện những thói quen kỳ dị: nhổ tóc, cắn móng tay, cườm tay, cổ tay hoặc các phần khác của cơ thể. Các thói quen này thường gặp ở trẻ tự kỷ có chậm phát triển, tự xoay người vòng vòng mà không bị chóng mặt. Tình trạng động kinh xảy ra ở 1/4 đến 1/3 trường hợp. Thường cơn đầu tiên xảy ra ở tuổi thiếu niên.

Theo tretuky.com



 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hội chứng tự kỷ ghê gớm đến thế sao? (27/4)
 Nhận biết sớm các dấu hiệu ở trẻ tự kỷ (13/4)
 Trẻ mắc bệnh tự kỷ do cách chăm sóc của cha mẹ (2/4)
 Tìm hiểu về trẻ mắc bệnh tự kỷ (8/2)
 Chăm sóc trẻ tự kỷ - Cần yêu thương nhẫn nại (8/2)
 Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa được (4/1)
 Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ (18/12)
 Tìm hiểu về chứng tự kỷ ở trẻ! (5/11)
 Tự kỷ - Nguyên nhân có phải do sự chăm sóc của mẹ? (5/11)
 Con bạn có bị tự kỷ (5/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i