Tự kỷ
   Phương pháp ABA
 

Vào những năm 60 của thế kỉ 20, Charles Ferster, Ivan Lovaas, Montrose Wolf và Todd Risley đã bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tiếp cận phân tích hành vi. Tuy nhiên, chỉ đến những năm 80, ABA mới được coi là một phương pháp can thiệp cho tự kỉ.

Gần đây, Johnny Matson và các đồng nghiệp của mình đã công bố gần 550 các công trình nghiên cứu trên các tạp chí khoa học để chứng minh hiệu quả của phương pháp này khi áp dụng can thiệp cho những người mắc chứng tự kỉ.

Phân tích ứng dụng hành vi (ABA) là gì?
Phân tích hành vi là một phương pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của một chủ thể.
Phân tích ứng dụng hành vi (ABA) được xem như là việc sử dụng phương pháp phân tích hành vi và dựa trên các kết quả nghiên cứu để thay đổi tích cực các hành vi quan trọng có ý nghĩa xã hội. Tự kỉ chỉ là một trong số nhiều địa hạt có thể ứng dụng thành công phân tích hành vi.
Ứng dụng (Applied)- các nguyên tắc được ứng dụng cho những hành vi quan trọng mang tính xã hội.
Hành vi (Behavioral) - dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi.
Phân tích (Analysis) - sự tiến bộ được lượng hóa và từ đó có những thay đổi về can thiệp.

ABA và tự kỉ
TS Ivan Lovass, một nhà tâm lý học, đã lần đầu tiếp áp dụng tiếp cận ABA cho người mắc chứng tự kỉ, tại khoa Tâm lý học, Trường Đại học California, Los Angeles vào năm 1987.
Ý tưởng của Lovass là thông qua phương pháp ABA, các kỹ năng xã hội và hành vi có thể được dạy dỗ, luyện tập, thậm chí đối với những trẻ mắc chứng tự kỉ nặng. Thực tế cho thấy đến thời điểm hiện nay, đây là phương pháp can thiệp hiệu quả nhất đối với trẻ tự kỉ.

Các bước tiến hành
1. Đối với mỗi trẻ, ngay khi bắt đầu chương trình can thiệp, trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra xem kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa có.
2. Sau đó, sự lựa chọn các mục tiêu trị liệu đối với từng cá nhân sẽ dựa trên kết quả đánh giá ban đầu.
3. Nội dung rèn luyện chung cũng như của từng buổi sẽ liệt kê từng kĩ năng trong mọi lĩnh vực (học các học, giao tiếp, xã hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi v.v). Các kỹ năng này thường được chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát triển, từ đơn gian đến phức tạp.

Mục đích của ABA
Mục tiêu chung và cuối cùng là để giúp mỗi trẻ hình thành các kỹ năng cơ bản, giúp trẻ, về lâu về dài, sống độc lập và thành công ở mức có thể.

Các kỹ thuật cần có:
Một loạt các kỹ thuật hỗ trợ được sử dụng để củng cố các hành vi đã có và hình thành những hành vi mới.
Điều này liên quan đến việc thiết kế có chủ ý và rõ ràng, các cơ hội lặp đi lặp lại để trẻ học và thực hành các kỹ năng hàng ngày, với cơ chế củng cố phong phú và tích cực.
Một trong những cách để thiết kế các cơ hội này là người lớn đặt ra cho trẻ hàng loạt các "tình huống thử". Mỗi tình huống có những gợi ý hoặc chỉ dẫn cụ thể và kết quả/đánh giá do người lớn đưa ra phụ thuộc vào trả lời của trẻ. Cách thức như vậy được gọi là "tình huống thử riêng biệt" (discrete trial).

"Tình huống thử riêng biệt" gồm 3 thành tố:
1. Tiền hành vi (thường là kích thích bằng lời hoặc vật chất, thúc đẩy hành vi, ví dụ như một lời yêu cầu)
2. Hành vi (được gọi là sự đáp lại "tiền hành vi")
3. Kết quả cho hành vi.
Nếu hành vi diễn ra như mong đợi, kết quả sẽ mang tính tích cực, nhằm củng cố hành vi như khen thưởng, tặng quà, khích lệ...
Nếu hành vi không như mong đợi, người chỉ dẫn phải đưa ra trả lời đúng, sau đó lặp lại tình huống và trong trường hợp cần thiết phải đưa thêm nhiều chỉ dẫn.
Ví dụ như người lớn bảo đứa trẻ "con hãy đi tìm bóng!" Đứa trẻ sẽ nhìn xung quanh và cầm quả bóng lên. Nếu đứa trẻ tìm thấy quả bóng, người lớn khích lệ "hoan hô, đúng rồi, con giỏi lắm". Nếu đứa trẻ nhặt một vật khác, không phải quả bóng, người lớn nói "đây chưa phải là quả bóng, con cố gắng lên" và nhắc lại chỉ dẫn "con đi tìm quả bóng". Tùy theo khả năng của trẻ, người lớn có thể gợi ý thêm "quả bóng tròn tròn"... hoăc có thể phải cùng đứa trẻ đi tìm quả bóng.
Nội dung cụ thể cho trị liệu theo "tình huống thử riêng biệt" được thiết kế dựa trên những đánh giá cá nhân đứa trẻ: nhu cầu, sở thích, khả năng. Ví dụ như với một trẻ đã có khả năng tự đi giày, người lớn không nên đặt mục tiêu huấn luyện trẻ tự đi giày và tất nhiên sẽ không thưởng, khen ngợi khi trẻ hoàn tất công việc. Thay vào đó, nên tập trung dạy trẻ các kỹ năng xã hội và các hành vi khác khó khăn hơn.

Đánh giá phương pháp ABA
Ưu điểm:
• ABA rất hiệu quả để dạy trẻ tự kỉ rất nhiều các kỹ năng, có thể áp dụng ở mọi tình huống, mọi nơi: ở nhà, ở trường học, ở chợ, ở cửa hàng, trên xe, vào giờ ăn cơm, giờ giải trí/giải lao, giờ chơi...
• Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ABA sẽ hiệu quả hơn nếu như bệnh Tự kỷ được phát hiện và can thiệp sớm.

Nhược điểm:
• Không phải ai cũng thực hiện được: Ở nước ngoài (Anh, Mỹ), những người có thể áp dụng phương pháp này để giáo dục trẻ tự kỉ (giáo viên, cha mẹ) cần được học kĩ càng, cơ bản về ABA, đáp ứng những yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và có sự đánh giá của "Hội đồng chứng nhận nhà phân tích hành vi" (Behavior Analyst Certification Board).
• Không dễ gì thực hiện được: Để dạy trẻ theo phương pháp này, cần có sự tập trung công sức, thời gian và tài chính, và có thể kéo dài trong nhiều năm. Ví dụ như để dạy trẻ ngồi xuống khi được yêu cầu, một nhà trị liệu đã phải mất đến 5 tuần với 150 lần "tình huống thử"
• Không giúp chữa khỏi hoàn toàn: Đây cũng không phải là "phương thuốc thần tiên" giúp chữa khỏi chứng tự kỉ. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng phương pháp, tuân thủ nguyên tắc, sự tiến bộ ở trẻ là nhanh chóng và nhìn thấy được. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng với một chương trình can thiệp tập trung, 1 nhà trị liệu-1 trẻ, với thời lượng trung bình 40 giờ/tuần, trẻ có thể khôi phục được một số kĩ năng đã mất và có khả năng tiếp tục học (tất nhiên không thể mong đợi tốt như một trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi).

Cố vấn Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh
Bộ môn Tâm lý-Giáo dục, Khoa sư phạm, ĐH QG HN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ (14/5)
 Phát hiện dấu hiệu can thiệp sớm giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ (4/5)
 Hội chứng tự kỷ ghê gớm đến thế sao? (27/4)
 Nhận biết sớm các dấu hiệu ở trẻ tự kỷ (13/4)
 Trẻ mắc bệnh tự kỷ do cách chăm sóc của cha mẹ (2/4)
 Tìm hiểu về trẻ mắc bệnh tự kỷ (8/2)
 Chăm sóc trẻ tự kỷ - Cần yêu thương nhẫn nại (8/2)
 Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể chữa được (4/1)
 Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ (18/12)
 Tìm hiểu về chứng tự kỷ ở trẻ! (5/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i