Can thiệp về TVĐ bao gồm những mảng:
* Mặc quần áo
* Chải đầu, cạo râu
* Ăn uống
* Chơi đùa
* Kỹ năng cần thiết cho lớp học
* Khả năng tập trung
Chơi đùa là lãnh vực quan trọng trong dãy can thiệp về TVĐ vì các em TK có thể học nhiều kỹ năng như giao tế, truyền thông tư tưởng, tự chăm sóc. Giúp một em TK tham gia các hoạt động chơi đùa - những hoạt động đòi hỏi khả năng vận động (thô và tinh) cùng khả năng tương tác - cũng chính là những gì một chuyên viên NNTL thực hiện.
Trị liệu ngôn ngữ và Trị liệu TVĐ
Những biện pháp chữa trị dành cho trẻ TK thường kết hợp để huấn luyện nhiều kỹ năng qua một hoạt động. Trị liệu ngôn ngữ và trị liệu TVĐ luôn đi đôi để vừa dậy khả năng bày tỏ tư tưởng, vừa huấn luyện kỹ năng tự chăm sóc. Một số hoạt động thường thấy gồm:
* Khả năng vận động miệng lưỡi
* Đánh răng
* Thổi bong bóng
* Thổi còi
* Le lưỡi ra
* Hôn
* Khả năng bắt chước tiếng động trước khi sẵn sàng để nói
* Đập trống
* Gõ bàn
* Ra dấu (ngôn ngữ của người khiếm thính)
* Vỗ tay
Mỗi hoạt động trên đều khuyến khích kỹ năng cần thiết để truyền thông tư tưởng, cũng để dậy các kỹ năng tự chăm sóc. Kết hợp trị liệu ngôn ngữ với trị liệu TVĐ là phương thế rất tốt nhằm tạo kế hoạch chữa trị hiệu quả.
Điều hòa cảm giác
Những cá nhân TK gặp khó khăn lớn khi thẩm định cảm giác nhận được. Khó khăn này ảnh hưởng đến khả năng thực hiện một công việc nào đó và khả năng tập trung chú ý. Một số bài tập TVĐ là để giải quyết những khó khăn về cảm giác, cùng lúc phát triển khả năng tự chăm sóc. Những bài tập sau đây kết hợp tốt với trị liệu ngôn ngữ:
* Vận động thô:
* Chạy, đi
* Đi giật lùi
* Quay lại
* Đi xe đạp ba bánh
* Di chuyển
* Nhẩy trên trampoline (xem hình minh họa)
* Xích đu
* cầu tuột
Trampoline
* Thăng bằng
o Ngồi trên banh tưng (loại banh mềm, lớn, có thể dùng chân nhún trên đất để banh và người tưng)
o Cầu thăng bằng
o Đứng trên một chân
Mỗi hoạt động trên cung cấp những cơ hội để trẻ phát triển các khả năng quan trọng. Thí dụ, ngồi thăng bằng trên banh sẽ giúp trẻ ngồi ngay ngắn trên ghế khi học.
Vận động tinh
Sự phát triển vận động tinh rất thiết yếu đối với một cá nhân để thành công trong những sinh hoạt hàng ngày. Can thiệp về vận động tinh dành cho trẻ TK bao gồm các sinh hoạt để phát triển bắp thịt tay, cũng như khả năng phối hợp tay-mắt:
* Vẽ
* Tô mầu
* Chơi puzzle (xem hình minh hoạ) Puzzle
* Xếp hộp
* Xâu hạt
* Đất sét
* Đàn
* Bấm nút trên đồ chơi
* Con rối
Có rất nhiều sinh hoạt cho các em sử dụng tay. Chơi đất sét, chơi nặn gốm... còn giúp các em thỏa mãn nhu cầu cảm giác khi dùng bắp thịt tay mà vò đất, nắn gốm.
Những sinh hoạt kết hợp
Điều hòa cảm giác và vận động tinh có thể giúp trẻ TK sử dụng cả hai bán cầu não. Tham gia vào các sinh hoạt cần cả năm giác quan là là phương pháp lý tưởng. Thí dụ, một cá nhân có thể sử dụng cả thị giác lẫn cảm giác. Những sinh hoạt sử dụng ngũ quan gồm có:
* Vẽ hình vòng tròn lớn trên bảng
* Xếp hình puzzle từ trái sang phải
* Giở sách từng trang
Bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi các em với từ bên này của cơ thể sang bên kia đều được coi là mô thức kết hợp. Những hoạt động này khuyến khích các em sử dụng cả hai bán cầu não, cùng lúc phát triển khả năng vận động tinh và vận động thô. Chúng cũng là các sinh hoạt nhằm huấn luyện các em di chuyển từ trái sang phải khi làm bài vở, khi đọc sách...
Kỹ năng sống
Những người trưởng thành mang rối loạn trong phổ TK cần có trị liệu TVĐ nhằm huấn luyện về an toàn bản thân, tự săn sóc bản thân, và kỹ năng sống tự lập. Những hoạt động trên computer, những kỹ năng đòi hỏi của việc làm như nấu ăn, soạn thảo trình, làm việc với thú vật... cũng thường được huấn luyện. Quá trình chọn nghề nên được bắt đầu ở đầu thời dậy thì khi cha mẹ chuẩn bị kế hoạch di dời cho con.
Nhiều cá nhân TK gặp khó khăn với sinh hoạt hàng ngày. Can thiệp TVĐ là yếu tố cần thiết để đào luyện kỹ năng sống với hy vọng gia tăng khả năng sống tự lập, tự thân.
Lược dịch bài viết này từ www.autism.about.com
Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu
Theo concuame.com