Xã hội
   Trung Quốc: Vào mẫu giáo còn khổ hơn đại học!
 

Khi Tết âm lịch kết thúc, những phụ huynh có con nhỏ đến tuổi vào mẫu giáo bắt đầu chạy đôn chạy đáo tìm trường, bởi tháng ba hàng năm là thời điểm đăng ký theo quy định.

Vài năm gần đây lại tái diễn cảnh phụ huynh xếp hàng rồng rắn trước cổng trường, vật vã xin ghi danh. Không chỉ vậy, học mẫu giáo tại các thành phố lớn ở Trung Quốc, đặc biệt Bắc Kinh, bây giờ còn tốn kém hơn cả đại học!

Đến Bắc Kinh thời điểm hiện tại, chẳng khó khăn gì khi thấy cảnh nhiều phụ huynh trang bị chăn màn, lều bạt và thức ăn chầu chực xếp hàng từ sáng tinh mơ để ghi danh vào mẫu giáo cho con - như được kể trong phóng sự của Xing Daiqi trên Global Times (22/2/2010). Bắc Kinh là một trong những thành phố hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu trường mẫu giáo nghiêm trọng. Theo Sở Giáo dục Bắc Kinh, khoảng 460.000 trẻ ra đời trong ba năm qua và hiện chỉ 222.000 trẻ đang được đi học, trong khi những "mầm non" còn lại chẳng biết (sẽ) gửi vào đâu. Chính quyền thành phố Bắc Kinh hứa đầu tư 30 triệu tệ (4,39 triệu USD) để mở rộng 30 trường công và xây mới 12.000 trường khác trong năm 2010, nhưng thậm chí, khi điều này được thực hiện, thì vấn đề thiếu nhà trẻ vẫn không được giải quyết rốt ráo. "Con trai tôi sinh năm 2007 và sẽ lên ba vào tháng chín này, nhưng tôi đã đăng ký ghi danh vào mẫu giáo cho cháu từ năm ngoái" - bà mẹ trẻ Ding Yan nói.

Phụ huynh Bắc Kinh chen chúc xếp hàng đăng ký cho con vào mẫu giáo

Để có thể vào được "trường điểm", phụ huynh có khi phải tham dự chương trình hội thảo thường kéo dài bốn tháng đến một năm, với "học phí" khoảng 1.000 tệ (146 USD)/tháng! Nội việc chen nhau xếp hàng ghi danh để được "tư vấn kiến thức" trong chương trình hội thảo bắt buộc như vậy cũng đủ nhức đầu. Vấn đề khủng hoảng thiếu cơ sở nhà trẻ lẫn mẫu giáo không chỉ diễn ra ở Bắc Kinh. Theo China Daily (22/2/2010), bốn năm qua, số trẻ Trung Quốc tăng liên tục, trung bình khoảng 20 triệu em/năm. Trong khi đó, Bộ Giáo dục nước này cho biết, khắp Trung Quốc hiện có gần 140.000 nhà trẻ-trường mẫu giáo đáp ứng cho hơn 26 triệu trẻ, tức chỉ bằng 1/2 số trẻ độ tuổi đến trường.

Và còn nữa những nhọc nhằn khác đối với "bi kịch mẫu giáo". Đó là chuyện học phí. Gần như chẳng có mức học phí cụ thể nào làm chuẩn trong hệ thống trường mẫu giáo Bắc Kinh, bởi "phí ủng hộ" nhà trường được tính mỗi nơi mỗi khác. "Nếu con tôi được nhận vào trường điểm gần nhà, tôi phải đóng khoảng 80.000 tệ (11.713 USD) khoản "phí ủng hộ". Như thế là quá đắt khi lo cho một đứa trẻ vào mẫu giáo so với một sinh viên đại học" - Ding Yan tâm sự.

Christian Science Monitor (23/2/2010) cho biết, mức học phí trung bình đối với một trường tên tuổi tại Bắc Kinh hiện gần 1.000 tệ/tháng (so với khoảng 700 tệ đối với mức phí cho sinh viên đại học Bắc Kinh). Dù tốn kém nhưng cũng phải ráng gồng cho con đi học là tâm lý chung đối với nhiều người. Hơn nữa, với các phụ huynh thời nay, họ luôn muốn con được tiếp cận những phương pháp giáo dục hiện đại, hơn là chấp nhận gửi con nhờ ông bà hoặc vú em trông hộ. Hiện nay, các bé mầm non ba tuổi ở nhiều trường mẫu giáo Bắc Kinh đã làm quen với tiếng Anh và thậm chí học thêm nhạc, võ hoặc đánh cờ là chuyện bình thường. Đón đầu xu hướng, nhiều trường mẫu giáo "đẳng cấp quốc tế" đã ra đời. Tại trường quốc tế Montessori (dạy theo phương pháp của nhà sư phạm học Ý lừng danh đầu thế kỷ XX Maria Montessori), nơi nhận học sinh từ 1 tuổi rưỡi đến 12 tuổi, mức học phí hiện được tính từ 80.000 tệ (11.713 USD) đến 150.000 tệ (21.960 USD)/năm tùy cấp học - theo giám đốc điều hành Jason Kong.

Bé Jin Shilin, bốn tuổi rưỡi, đã bắt đầu quen với thời khóa biểu nghiêm ngặt từ khi mới 18 tháng. Ngoài lớp song ngữ tại trường mẫu giáo, Jin còn học "ngoại khóa" nhạc và học vẽ với cô giáo tiếng Anh. Những ngày cuối tuần, Jin bận hơn cả ông bố chủ ngân hàng và bà mẹ giám đốc công ty PR của em, bởi em phải học thêm vài môn nữa, trong đó có... nghệ thuật giao tiếp phương Tây. Trong lớp, Jin được điểm danh là "Stephen" - cái tên tiếng Anh "giúp nó sau này dễ hòa nhập vào thế giới toàn cầu hóa" - như lời ông bố James Jin. Ở nhà, Jin được gọi là "Jin Beibei" - cậu bé vàng. Jin và những đứa bạn may mắn của em cũng là hình ảnh tương phản với những em sinh trong gia đình lao động nhập cư nghèo nàn. Các em không có cơm đủ ăn, huống hồ "có phước" được đi mẫu giáo (mà thậm chí khi bố mẹ xoay xở đủ tiền thì chúng cũng khó được học ở thành thị bởi không có hộ khẩu!)...

Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TP.Hồ Chí Minh: Công bố nhiều loại sữa không đạt chất lượng (22/3)
 Sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng “kẹo ma” (22/3)
 Bình Dương: Kiểm tra các cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập (22/3)
 Luyện thi lớp 1 vào mùa (19/3)
 Tuyên dương 184 giáo viên dạy học sinh khuyết tật (19/3)
 TPHCM: Bệnh thủy đậu vào mùa (19/3)
 Hàng trăm trường học TP HCM 'trắng' nhân viên y tế (19/3)
 TPHCM: Thực hiện thí điểm chương trình phổ thông quốc tế Cambridge (18/3)
 Dạy và học âm nhạc trong nhà trường (18/3)
 Học sinh tiểu học nhặt rác kiếm tiền chơi game (18/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i