Xã hội
   Nhà trẻ cho khu công nghiệp
 

Nhu cầu gửi trẻ của công nhân (CN) ở các khu công nghiệp (KCN) ngày càng tăng trong khi cơ sở trường lớp lại quá thiếu. Bởi vậy, hầu hết CN phải gửi con mình ở các điểm giữ trẻ gia đình - vốn chưa đạt "chuẩn", lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ... Nhưng với nhiều người, được như thế đã là may mắn. Nhiều chị em sau khi sinh, không có chỗ gửi con, đành phải nghỉ việc ở nhà trông con. Có người đưa con về quê nhà cậy nhờ cha mẹ già, lại có chị phải xin gửi con theo ngày, thậm chí theo giờ.

Khảo sát sơ bộ ở một số KCN ở miền trung như Hòa Khánh - Liên Chiểu (Ðà Nẵng), Phú Tài - Long Mỹ (Bình Ðịnh), chúng tôi nhận thấy, hầu hết các điểm giữ trẻ chung quanh các KCN này đều có đặc điểm là người giữ trẻ không được đào tạo, thiếu phương pháp sư phạm. Trẻ vào đây chỉ đơn thuần là được giữ, còn việc dạy cũng như bảo đảm chế độ dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ thì hầu như không được biết đến... Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong các KCN, có đến 40-50% là lao động nữ và có 70-80% số chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Vì vậy, xây dựng hệ thống nhà trẻ, đáp ứng nhu cầu người lao động trong các KCN là đòi hỏi cấp thiết. Vừa qua, Chính phủ có chủ trương xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên và người có thu nhập thấp. Chủ trương này được Chính phủ tạo mọi cơ chế thuận lợi, chỉ đạo triển khai quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2010 các dự án được đưa vào sử dụng. Thiết nghĩ, đây là dịp để các địa phương, cơ quan chức năng, đơn vị liên quan nghiêm túc nhìn lại và sớm có giải pháp về vấn đề xây dựng nhà trẻ ở các KCN, đã được pháp luật quy định rất rõ. Khi thành lập các KCN, khu chế xuất, phải quy hoạch quỹ đất xây dựng nhà trẻ cho con CN...

Ðể ổn định nguồn lao động ở các KCN, các doanh nghiệp, ngành chức năng cần đề cao trách nhiệm chăm lo cuộc sống của người công nhân, trong đó có vấn đề bảo đảm nhà trẻ, trường mẫu giáo cho CN yên tâm gửi con khi đi làm. Ðược biết, hiện nay ở một số địa phương đã có hướng thành lập dự án xây dựng nhà trẻ tại các KCN theo phương án Nhà nước đầu tư, giao cho ngành giáo dục quản lý hoặc Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi (giao đất, miễn giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp...) cho doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng... Dù là phương án nào thì cũng rất mong các dự án xây dựng nhà trẻ sớm được thực hiện, góp phần quan trọng giải quyết nỗi bức xúc, chia sẻ gánh nặng cho người lao động ở các KCN.

Theo Nhân Dân

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Gian nan dạy trẻ thiểu năng (1/10)
 "Phương án 0 tuổi" phát triển tố chất đặc biệt của trẻ (1/10)
 Học phí phổ thông sẽ chiếm 4 - 8% thu nhập (1/10)
 Bệnh viện thiếu thuốc do dịch bệnh tăng mạnh (30/9)
 Rước hoạ đồ chơi (30/9)
 86 trường học Hà Nội có cúm A(H1N1) (30/9)
 Năm nào cũng thiếu giáo viên! (30/9)
 Trung Quốc: 76 trẻ em, giáo viên ngộ độc thực phẩm (30/9)
 Cô giáo mầm non nhận lương bằng lúa, lạc (29/9)
 Tiền trường - quỹ hội: Hiểu sao cho đúng? (29/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i