Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tính đến ngày 29/9/2009, cúm A(H1N1) đã xuất hiện tại 86 trường học gồm cả mầm non, tiểu học, THCS, THPT và chuyên nghiệp. Người nhiễm cúm là cả học sinh sinh viên và cán bộ, giáo viên.
Ý thức phòng chống cúm A(H1N1) rất quan trọng để hạn chế dịch lây lan. Ảnh: internet
Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường này đã thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N, chủ động phối hợp với cơ quan y tế các cấp kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý bao vây dập dịch ngăn chặn có hiệu quả, khống chế và không để dịch lan ra diện rộng.
Trước dự báo dịch cúm A(H1N1) sẽ phát triển mạnh và lan rộng trong cộng đồng vào mùa thu, đông của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H1N1 Quốc gia, Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H1N1 ngành GD&ĐT yêu cầu trường học và các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch tới tất cả cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh sinh viên. Mỗi cán bộ giáo viên công nhân viên, học sinh sinh viên có trách nhiệm tuyên truyền trong gia đình, bạn bè, người thân và cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1.
Tăng cường công tác vệ sinh trường, lớp và các công trình vệ sinh trong trường. Tổ chức để học sinh sinh viên được rửa tay thường xuyên tại trường bằng xã phòng diệt khuẩn và sử dụng khẩu trang y tế phòng chống dịch.
Khi nhà trường và các cơ sở giáo dục có người mắc nhiễm cúm A/H1N1, tuyệt đối không dấu dịch, kịp thời báo cáo với cơ quan y tế địa phương phối thực hiện ngay các biện pháp xử lý bao vây dập dịch, đồng thời báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Ngành; thông báo rộng rãi về tình hình người nhiễm bệnh cho mọi thành viên trong đơn vị được biết để cùng phối hợp phòng tránh.
Đối với HSSV nhiễm bệnh nhà trường và cơ sở giáo dục phải đưa ngay bệnh nhân tới cơ quan y tế để theo dõi, xử lý. Nhà trường và các cơ sở giáo dục phải thống báo tới cha mẹ HSSV và thống nhất các biện pháp phối hợp phòng chống dịch theo các nội dung văn bản chỉ đạo của Ngành Giáo dục và Ngành Y tế.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông ( báo, đài phát thanh truyền hình) cung cấp thông tin chính xác, khách quan về tình hình dịch bệnh và những biện pháp đã triển khai thực hiện phòng chống dịch của đơn vị để định hướng tuyên truyền phục vụ mục tiêu giáo dục và phòng chống dịch.
Theo GD&TĐ