Não bộ của trẻ
   Chủ đề 1: Não bộ của bé
 

Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục, được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)

Tác giả công trình:
Diane Trister Dodge và Cate Heroman.

Khi mới sinh ra, tất cả các cơ quan cơ thể của bé như: tim, phổi, thận... đều đã hoạt động, cấu tạo khá đầy đủ, nhưng nhỏ hơn so với các cơ quan cơ thể ở người lớn. Tất cả, ngoại trừ một cơ quan: Não bộ.

Bộ não tự hoàn thiện

Bạn có thể hình dung: sống ở một đất nước, nơi mỗi nhà có một chiếc điện thoại, nhưng chỉ một vài số điện thoại đó được lập trình để kết nối với nhau, có thể gọi liên lạc cho nhau được. Hệ thống đó hoàn toàn không hiệu quả. Trong trường hợp này, cũng giống như bộ não của trẻ lúc mới sinh ra. Trong khoảng thời gian giữa tuần thứ 6 và tháng thứ 15 của giai đoạn mang thai, bộ não của bé phát triển khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh (nơron). Một số lượng nhất định các tế bào nơron này liên kết với nhau khi bé sinh ra. Nhưng đa phần trong số đó không kết nối. Trong suốt 5 năm đầu đời, quá trình kết nối các tế bào thần kinh sẽ được đẩy mạnh, bộ não trẻ làm việc chăm chỉ miệt mài để tạo ra những mối liên kết này. (Các giai đoạn sau trở đi, sự kết nối vẫn diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều).

Ảnh: www.myspace.com

Bạn đã bao giờ chú ý điều gì diễn ra khi bạn đi qua một lớp tuyết thật dày, sâu; hoặc đi qua một con đường rừng nơi cỏ dại mọc đầy, cao vượt; bạn đi đi đi lại thật nhiều lần, mỗi lần đi lại vẫn theo một lối. Điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ tạo ra một lối đi, bạn sẽ tự tạo cho mình một con đường. Quá trình tương tự thế cũng xảy ra trong não bộ bé. Mỗi khi bé sử dụng một trong số các giác quan (xúc giác, thị giác, khứu giác, thính giác...) thì một con đường, tức một sự liên kết được tạo thành. Khi con bạn có những trải nghiệm khác nhau, những trải nghiệm này lặp đi lặp lại, sự kết nối trong não trở nên mạnh mẽ hơn. Các mối liên kết này định hình cho cách bé nghĩ, cho cách bé cảm nhận, cho cách bé ứng xử và cách thức bé học tập.

Đến 3 tuổi, bộ não tạo ra được vô khối những mối liên kết so với những gì nó từng có. Chỉ khi bạn biết cách chọn lọc, cắt đi những nhánh dư thừa từ một cái cây thì gốc rễ của cây mới phát triển mạnh mẽ, vững chắc được. Bộ não cũng cần loại bỏ đi những sự kết nối hiếm khi hoặc không cần được sử dụng. Bộ não chỉ giữ lại những sự kết nối quan trọng cần thiết.
Các cơ hội mở

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra: Có những khoảng thời gian mà những phần nhất định của bộ não có thể tiếp nhận thông tin, dễ dàng phát triển và hoàn thiện hơn so với các giai đoạn khác. Họ gọi những khoảng thời gian này là giai đoạn của Các cơ hội mở. Vài trong số các cơ hội mở ra, sau đó đóng lại trong suốt 5 năm đầu tiên của bé.

Ví dụ, sự kết hợp của thị lực được hình thành trong 3-4 tháng đầu. Nếu chúng không được hình thành trong suốt thời gian này, chúng có thể vĩnh viễn mất đi. Điều này có nghĩa là bé sẽ khó có cơ hội nhìn được. (Chúng ta sẽ đề cập tới làm thế nào để phòng tránh nguy cơ này trong Chủ đề 3: Hãy chắc chắn bé luôn có thể nhìn thấy).

Những cơ hội vượt trội khác có thể vẫn còn, nhưng phải đợi lâu hơn. Tuy nhiên trẻ sẽ chỉ học dễ dàng và thuận lợi nhất ở một thời điểm nhất định. Các khoa học gia gọi đây là những giai đoạn nhạy cảm. Ví dụ, 5 năm đầu tiên là quãng thời gian quyết định cho sự phát triển ngôn ngữ. Điều này không nghĩa là chúng học tất cả những yếu tố ngôn ngữ trước khi 5 tuổi, hay trẻ em chỉ học ngôn ngữ trong vòng 5 năm đầu. Việc học ngôn ngữ vẫn sẽ diễn ra tiếp tục trong những giai đoạn tiếp, diễn ra xuyên suốt cả cuộc đời.

Như vậy, mặc dù phải mất 15-20 năm cho bộ não phát triển và hoàn thiện hoàn toàn, đầy đủ, nhưng rõ ràng những thời điểm nhạy cảm bộ não phát triển siêu tốc.

Nếu con bạn sinh ra thiếu tháng, cũng như nếu con bạn có một khuyết tật nào đó... thì bạn càng nên quan tâm hơn tới ý nghĩa của việc hỗ trợ bé phát triển não bộ.

Nuôi dưỡng não bộ

Có khá nhiều cách để chăm sóc và nuôi dưỡng bộ não bé. Khi bạn nói hay bạn đọc cho bé nghe; khi bạn chơi hay hát cho bé; khi bạn có những cử chỉ ôm ấp vuốt ve, chạm vào bé; khi bạn cung cấp cho bé thức ăn giàu dinh dưỡng; và quan trọng hơn tất cả: khi bạn thể hiện tình yêu thương với bé, bạn thật sự đang nuôi dưỡng cho não bộ bé - cơ quan trung tâm quan trọng bậc nhất của cơ thể người.

Ảnh: www.inmagine.com

Mọi trẻ em cần đa dạng các loại hình trải nghiệm. Nhiều loại hình kinh nghiệm sẽ được đề cập đến trong các chủ đề tiếp theo của series này. Bạn hãy theo dõi để biết làm cách nào giúp bé lớn lên, hỗ trợ bé phát triển bộ não theo cách hiệu quả nhất.

Ngọc Mai mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chủ đề 2: Trước khi bé được sinh ra (1/10)
 Chủ đề 3: Hãy chắc chắn rằng trẻ có thể nhìn thấy (5/10)
 Chủ đề 4: Sự động chạm và những cái ôm (5/10)
 Chủ đề 5: Dạy bé cảm nhận và kiểm soát cảm xúc (20/10)
 Chủ đề 6: Mối quan hệ với những người xung quanh (20/10)
 Chủ đề 7: Nói và lắng nghe trẻ (31/10)
 Chủ đề 8: Chia sẻ việc đọc sách cùng con (5/11)
 Chủ đề 09: Âm nhạc và toán học (3/12)
 Chủ đề 10: Di chuyển và hành động (3/12)
 Chủ đề 11: Vui chơi - Cách thức học tập và lớn lên đặc biệt của trẻ em. (3/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i