Não bộ của trẻ
   Chủ đề 8: Chia sẻ việc đọc sách cùng con
 

Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục, được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)

Tác giả công trình:
Diane Trister Dodge và Cate Heroman.

Khi bạn đọc sách cho bé, các tế bào não của bé dường như nhận được tín hiệu bật lên và bắt đầu tạo nên những sự liên kết với nhau. Khi bé nhìn vào bức tranh trên trang sách truyện và nghe những từ ngữ bạn đang đọc to, bộ não của bé hoạt động tích cực. Và nếu bạn kể về những câu chuyện liên quan trực tiếp tới bé, như cuộc sống quanh bé, điều đó sẽ càng hữu ích hơn. Việc nghe đi nghe lại những câu chuyện ưa thích cũng giúp làm tăng sự kết nối của não bộ.

Chia sẻ những quyển sách với bé yêu (trẻ dưới 1 tuổi)

Không bao giờ là quá sớm để giới thiệu những quyển sách cho bé cả. Hầu như phần đông trẻ em thích được cầm và chơi với sách khi chúng nghe các âm thanh, từ ngữ vang lên. Ngay từ những năm sớm nhất, con bạn sẽ học cách nhìn vào quyển sách và bé đặc biệt thích thú điều này.

Dưới đây là vài mẹo nhỏ để bạn cùng chia sẻ các quyển sách với bé:

- Đưa cho bé những quyển sách bìa bằng vải hoặc bìa nhựa dẻo, những quyển sách này có thể giặt - lau bìa dễ dàng.

- Ôm bé trong lòng và vòng tay xung quanh người bé một cách nhẹ nhàng trong suốt khoảng thời gian bạn đọc truyện tranh, hay nói về những bức tranh trong sách (sách thiếu nhi) cho bé.

- Làm vài thứ khác khi bé không còn thấy thoải mái, cảm thấy việc đọc đã trở nên hơi nhàm chán. Trẻ em có khoảng thời gian chú ý ngắn và có thể thích chơi đùa với sách trong vài phút mỗi lần thôi.

Chia sẻ sách với trẻ em từ lúc bắt đầu chập chững biết đi (trẻ 1 tuổi trở lên)

Tạo lập thời gian đọc sách, kể chuyện là một phần quan trọng trong thời gian biểu các hoạt động hàng ngày cho bé. Trẻ em khi mới chập chững biết đi tìm thấy một niềm vui lớn lao với những quyển sách mỏng, đơn giản, những câu chuyện ngắn vừa tầm. Chúng thường đòi bố mẹ, ông bà đọc đi đọc lại một câu chuyện. Dưới đây là vài ý tưởng.

- Chọn những quyển sách dựa trên những chủ đề mà bé thích thú. Bé có yêu ô tô và xe tải không? Bé đặc biệt thích động vật nuôi trong nhà? Hay sách nói về những khám phá về thói quen hàng ngày cũng thú vị với bé?

- Tìm kiếm những quyển sách bằng bìa các tông vững chắc cho bé để bé có thể thoải mái cầm. Tạo điều kiện cho bé giúp bạn cất sách vào cặp khi đi làm.

- Thay đổi giọng điệu và làm giả điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện

- Cố gắng lôi cuốn bé tham gia cùng kể chuyện. Ví dụ, bạn đang chuẩn bị đọc cho bé một câu chuyện. Một số kịch bản có thể xảy ra:

Sách: "3 chú heo con"

Cách cuốn hút bé tham gia vào quá trình đọc sách với bạn:

Bạn: Con có muốn nghe "3 chú heo con" không? Mẹ thích quyển sách này.

Bé: Chú heo?

Bạn: Ừh, đúng rồi. Thế con còn biết con vật gì nào?

Bé: Chó sói.

Bạn: Giỏi quá! Đây là một bức tranh về sói đang rình 3 chú heo con. Con giúp mẹ lật giở sang trang sau nào. Nhẹ nhàng thôi này!

Bạn tiếp tục đọc sách và miêu tả hay trao đổi cùng bé về những bức tranh trong cuốn sách bạn đọc. Hãy để bé tìm nhân vật chính - phụ qua mỗi trang sách. Cuối thời gian đọc truyện trước khi đi ngủ, nói tạm biệt với các đồ vật, đồ chơi xung quanh giường ngủ hay phòng ngủ của bé. "Tạm biệt giường nhé. Tạm biệt ghế này. Tạm biệt bạn búp bê. Tạm biệt quyển sách yêu thương..."

Chia sẻ sách với trẻ mẫu giáo (trẻ 3-6 tuổi)

Đứa con tuổi mẫu giáo của bạn vẫn thường xuyên thích leo lên lòng bạn để nghe câu chuyện yêu thích của mình. Mặc dù bạn cảm thấy đọc hay kể chuyện cho bé, nhất là xoay đi xoay lại mỗi một câu chuyện khiến vừa mệt mỏi, vừa nhàm chán, nhưng hãy cố gắng nhận thức rằng việc lặp đi lặp lại này sẽ làm mạnh hơn sự kết nối các phần bộ não trẻ trong việc hiểu ngôn ngữ. Trẻ mẫu giáo sẽ sớm kể lại cho bạn chính câu chuyện đó bằng ngôn ngữ của mình. Dưới đây là vài ví dụ gợi ý.

- Thăm thư viện thường xuyên và kiểm tra danh mục sách. Hầu hết các thư viện có một khoảng thời gian kể chuyện đặc biệt dành cho trẻ em mẫu giáo. Có thể bạn sẽ tìm ra một quyển sách mà mình thích và thể hiện cho bé tại sao bạn lại yêu quyển sách này, và bạn yêu nó thế nào, ai cũng yêu thích những quyển sách hay.

- Tạo ra thói quen có khoảng thời gian đọc sách của riêng bạn và con. Có thể vào thời gian trước khi đi ngủ, hay bất cứ một khoảng thời gian nào đấy trong ngày (chiều, sau bữa cơm tối...). Tìm một nơi thoải mái, nơi bạn có thể ngồi xích gần con và đọc hay kể những câu chuyện, thậm chí chỉ là nói chuyện cùng nhau. Cố gắng thực hiện hàng ngày để tạo thói quen.

- Sử dụng cách diễn đạt theo ngữ điệu của bạn khi bạn đọc hay kể những câu chuyện.

- Chọn những quyển sách và những câu chuyện có vần điệu và có tình tiết (sự việc, câu nói...) lặp đi lặp lại, ví dụ: Cáo và Gà trống: "Ta vác hái trên vai, đi tìm cáo gian ác, cáo ở đâu ra ngay, ra ngay...". Khuyến khích bé tham gia vào câu chuyện với bạn. Bạn có thể sẽ sớm thấy bé bắt chước đọc và bắt chước cách kể câu chuyện với đồ chơi hay với các con vật cưng trong nhà của bé.

- Nhẹ nhàng lướt nhẹ ngón tay của bạn dưới những dòng chữ khi bạn đọc sách. Điều này dạy cho bé hiểu rằng các ký tự được in sẽ thay thế cho từ ngữ, và rằng cách đọc của bất kỳ ai cũng là đọc từ trên xuống dưới trang sách, và đọc từ trái sáng phải.

- Nếu bé có hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ, hãy yêu cầu bé chỉ vào bức tranh và khuyến khích bé đọc lại từ đó (theo giọng đọc của bạn).

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cách bạn chia sẻ sách và truyện với con thậm chí còn quan trọng hơn cả mức độ thường xuyên bạn làm điều đó. Những câu hỏi hay những lời nhận xét của bạn dành cho bé có thể giúp bé trở thành người kể chuyện. Ví dụ, dưới đây là một số kiểu câu hỏi hay nhận xét bạn có thể hỏi bé:

Hoàn thành: Bỏ đi một từ ở cuối câu nói và để bé đoán xem đó là từ gì.

Kết thúc mở: Hỏi bé một câu hỏi mà sẽ khiến bé phải suy nghĩ vài lần, và có thể đáp án không dừng lại ở 1, mà là 2, 3...

Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, thế nào: Hỏi bé những câu hỏi loại này về nội dung câu chuyện, nội dung bức tranh.

Sự kết nối: Giúp bé nhận ra câu chuyện này liên quan tới những điều quen thuộc đang diễn ra xung quanh bé thế nào.

Khuyến khích đọc và viết

Từ ngữ ở mọi nơi. Bạn có thể sử dụng thực tế để gúp bé sẵn sàng cho việc đọc. Cần nhận thức rằng đây không phải bắt ép bé đọc, chỉ đơn giản là bé tập nói và hiểu từ đó có nghĩa gì - giống như bé đang khám phá điều mới mẻ quanh mình thôi. Hãy đơn giản tối đa những hoạt động của bé liên quan tới việc đọc và viết trước khi bé vào lớp Một, nhưng cũng cần ghi nhớ: Tận dụng tối đa những gì có thể thúc đẩy bé vươn tới vùng phát triển gần.

- Trẻ nhỏ rất thích thú với tên mình. Để bé thấy bạn viết tên của bé thế nào. Đặt những chữ cái có gắn nam châm lên tủ lạnh để bé có thể chơi khi quanh quẩn bên bạn làm bếp, cho bé thấy bạn đánh vần tên bé thế nào, để bé bắt chước nói theo. Bạn có thể thấy bé hứng thú chỉ vào ký tự tên mình và nói: "Đó là tên con đấy!"

- Nói về các từ ngữ quen thuộc và các ký tự bạn thấy hàng ngày. Chỉ các biển quảng cáo hay bảng tên của các gian hàng. Nói về tên của các hộp hàng hóa (thức ăn, nước uống, kiện hàng...) khi bạn nhấc nó ra khỏi giá.

- Để bé thấy bạn đang đọc sách, tạp chí và báo. Khi bé thấy bạn đọc, hãy để một quyển sách-truyện trẻ em và một cái ghế dành cho bé bên cạnh bạn. Bé có thể sẽ cố bắt chước bạn. Chỉ cho bé tư thế ngồi đọc, cầm sách, bắt chước bạn ra sao. Kinh nghiệm đáng yêu này dạy bé rằng tại sao chúng ta đọc sách, và việc đọc sách là một việc vô cùng quan trọng với tất cả mọi người.
Cũng có nhiều cách bạn có thể khuyến khích bé học viết thông qua các hoạt động chơi giải trí, không chút áp lực nào cả:

- Nếu bé đang chơi trong nhà, đưa cho bé một tờ giấy và bút để vẽ nguệch ngoạc lên, có thể bảo bé viết-vẽ tên các hàng hóa, hoặc để chuyển tải một thông điệp gì đấy. Ví dụ: "Chúng mình đi thăm bà ngoại nào, nhưng trước hết, con hãy viết cho bà một bức thư để cho bà biết là con rất yêu bà nhé!"

- Nếu bé đang xây một pháo đài trong phòng khách, hãy đưa cho bé giấy và sáp để bé viết: "Cấm không được xâm phạm!" (tất nhiên, bạn hãy để bé sẽ viết theo cách của bé).

- Nếu bé bắt chước những gì bạn làm hàng ngày, có giấy và bút chì cũng như bút dạ sẵn cho bé để "viết" danh sách đồ dùng cuối tuần này đi siêu thị, viết một thông điệp, hay một bức thư cho bạn của bé.

Ghi nhớ rằng việc phát triển khả năng viết cần có thời gian, và lúc này với bé việc viết chưa phải là việc quan trọng hàng đầu, bé chỉ viết như chơi và tìm thấy niềm vui trong hoạt động đóng giả đó. Tại thời điểm này, đừng lo lắng nếu bé viết cẩu thả, thậm chí bé viết ngược ký tự, bé viết từ phải sang trái... Đơn giản chỉ là bé đang tập làm quen với hoạt động đọc - viết của loài người thôi.

Ngọc Mai mamnon.com

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chủ đề 09: Âm nhạc và toán học (3/12)
 Chủ đề 10: Di chuyển và hành động (3/12)
 Chủ đề 11: Vui chơi - Cách thức học tập và lớn lên đặc biệt của trẻ em. (3/12)
 Chủ đề 12: Nghệ thuật – một loại hình ngôn ngữ khác (11/12)
 Chủ đề 13: Tự chăm sóc bản thân (11/12)
 Chủ đề 14: Chọn trường cho bé (11/12)
 Chủ đề 15: Những điều cần lưu tâm, ghi nhớ (11/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i