Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục, được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)
Tác giả công trình:
Diane Trister Dodge và Cate Heroman.
Con bạn giao tiếp bằng nhiều cách. Bé có thể nói, sử dụng tay, giọng nói và biểu hiện qua sắc thái khuôn mặt. Một cách khác mà con bạn có thể thể hiện ý tưởng và xúc cảm là thông qua nghệ thuật. Hãy quan tâm, chú ý tới các bức vẽ của bé mỗi ngày lại trở nên thực tế hơn, qua đó bạn có thể hiểu từng bước tiến trong việc khám phá thế giới của con mình.
Những chất liệu nghệ thuật cung cấp các kinh nghiệm giàu có về cảm giác. Khi con bạn sờ nắn, ấn, lăn bột nặn hay di chuyển những ngón tay bé xung quanh tranh, các kết nối đang được hình thành trong bộ não.
Những tác phẩm nghệ thuật cũng giúp xây dựng kỹ nănng suy nghĩ. Khi bé nhìn thấy rằng di chuyển các cây sáp màu màu xanh dọc theo tờ giấy, bé sẽ có một đường kẻ có màu, bé đang học về nguyên nhân và kết quả. Bé luyện tập giải quyết vấn đề để tìm hiểu và tự luận ra những kiến thức dành cho bé. "Mình sẽ làm gì với cục đất sét này nhỉ?" hay "Mình có thể vẽ gì lên giấy bây giờ?"
Bạn có thể làm gì?
Với trẻ nhỏ, hoạt động sáng tạo vô cùng quan trọng, không phải ở chỗ cuối cùng chúng tạo ra cái gì, mà là chúng đã làm gì để tạo ra kết quả - sản phẩm ấy. Đừng cố nói với con rằng bé phải sáng tạo ra bằng được một cái gì đấy. Hãy để bé học cách tự khám phá và đưa ra quyết định bằng tự mình.
Dưới đây là vài cách bạn có thể khuyến khích con phát triển thông qua nghệ thuật:
Cung cấp nhiều loại chất liệu khác nhau. Bạn không cần nhiều chất liệu đắt tiền và bắt mắt. Chỉ cần tìm kiếm những thứ xung quanh nhà như: giấy, bút màu, keo, các mảnh vải, lá, ly lọc cà phê, báo, hộp trứng, tạp chí, khăn, ống carton, dây...
Giúp con bắt đầu. Nếu bé có vẻ mắc kẹt không biết cách bắt đầu từ đâu, hỏi vài câu hỏi. Gợi ý bé để bé nói về điều bé muốn vẽ. Giả sử bé thích vẽ mèo, bạn có thể nói: "Con hãy nhớ về bạn mèo nhé! Bạn mèo có phần nào lớn nhất? Mèo có mấy chân?..."
Nói nhiều hơn những câu chỉ như: "Đẹp quá!". Cố gắng rành mạch, cụ thể và miêu tả những gì bé đang vẽ. Nói về màu sắc bé sử dụng và những điều đặc biệt bé muốn thể hiện qua bức tranh.
Cho bé cơ hội để nói về tác phẩm của mình và cảm nhận của bé. "Nói cho mẹ về bức tranh của con nào. Con đã quyết định vẽ chú hươu cao cổ này thế nào?".
Giúp bé trưng bày tác phẩm của mình. Khi bạn treo tác phẩm của bé trên cửa tủ lạnh hay trên tường để mọi người đều nhìn thấy, bạn cho bé biết rằng bạn đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực sáng tạo của con. Điều này cũng góp phần tuyệt vời xây dựng lòng tự trọng cho bé.
Giới thiệu cho con các chất liệu nghệ thuật một cách từ từ. Vài đứa trẻ dường như không muốn tay mình bị bẩn.
Chúng có thể quá nhạy cảm với sự động chạm. Theo thời gian, đừng bắt buộc con bạn. Hãy giới thiệu cho con các chất liệu tạo hình một cách từ từ. Nhớ rằng, những kinh nghiệm liên quan tới nghệ thuật nên vui vẻ, hứng thú, không phải là sự bắt buộc, thúc ép.
Ngọc Mai mamnon.com