Nước mơ ép giàu beta caroten, vitamin C và lycopene, khá hữu ích cho bé bị táo bón. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong quả mơ còn có tác dụng phòng tránh ung thư và các chứng bệnh về tim mạch.
Thời điểm cho bé uống nước mơ
Giống như một số loại quả thân thiện khác, bạn có thể cho bé thử uống nước mơ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi.
Nước mơ ép giàu beta caroten, vitamin C và lycopene, khá hữu ích cho bé bị táo bón
Cách chế biến
Bất lợi lớn nhất của nước ép mơ là vị chua. Để khắc phục điều này, bạn nên chọn loại mơ quả mọng, cho vào nồi hấp, loại bỏ hạt và ép lấy nước. Cách này giúp mơ giữ được các chất dinh dưỡng và lượng đường tự nhiên.
Ngoài hấp, có thể bỏ mơ vào nồi, luộc với một chút nước cho đến khi mơ chín mềm. Sau đó, vớt mơ ra, thả vào bát nước đun sôi để nguội, tách lấy phần thịt mơ, ép thành nước.
Nước ép mơ, dù được pha loãng với nước thì vẫn còn vị chua, khiến bé khó ăn. Tốt nhất, nên dùng nước ép mơ (hoặc cả phần thịt quả mơ) trộn chung với những loại quả khác.
1. Hỗn hợp chuối chín, mơ dầm nhuyễn
Dùng thìa dầm nhuyễn một phần chuối chín. Sau đó, bạn thêm một chút mơ được dầm nhuyễn vào, trộn đều lên và cho bé thưởng thức. Có thể thêm cả sữa chua vào hỗn hợp để tăng hương vị.
2. Mơ trộn chung với nho (hoặc táo) được xay nhuyễn
Nho (hoặc táo) được xay nhuyễn. Tiếp đến, thêm vào hỗn hợp nho (hoặc táo) chút nước ép mơ (hoặc mơ được xay nhuyễn). Trộn đều lên và cho bé thưởng thức. Có thể trộn nho (hoặc táo) kèm nước ép mơ vào bột ăn dặm cho bé.
Thực phẩm trộn chung với mơ là: Lúa gạo, lúa mỳ, bột ngũ cốc của bé; chuối, quả bơ, đào, lê; khoai lang, carrot; thịt gà, thịt bò; sữa chua.
Theo mevabe