Dinh dưỡng
   Con bạn ăn bổ sung có hợp lý?
 

Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ, nhưng để trẻ phát triển tốt thông minh và khoẻ mạnh cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý. Ăn bổ sung là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò...

Tuỳ theo độ tuổi mà trẻ có chế độ ăn bổ sung khác nhau.

Khi nào cho trẻ ăn bổ sung?
Trong khoảng từ 4 - 6 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú mẹ. Từ tháng thứ năm hoặc thứ sáu, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác. Khi cho trẻ ăn bổ sung các bà mẹ cần chú ý cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị trẻ.

Khi chế biến thức ăn phải đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt. Tăng dần năng lượng của thức ăn bổ sung. Có thể thêm dầu, mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng) hoặc bổ sung bột men tiêu hoá làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn. Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm. Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn, đặc biệt khi bị tiêu chảy và sốt cao. Không nên cho trẻ ăn mì chính vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm trẻ chán ăn, sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

Trẻ ăn được thức ăn nào?
Để phát triển tốt trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay. Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khỏe mạnh. Thức ăn bổ sung gồm bốn nhóm sau, cần cho trẻ ăn đủ mỗi ngày nhưng không nên cho ăn một món giống nhau trong một ngày:

Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, vừng...
Nhóm tinh bột: gạo, mì, khoai, ngô...
Nhóm chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...
Nhóm giàu vitamin và chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi... và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài...

Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ thức ăn. Khi bắt đầu ăn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau cũng phải ăn cả cái. Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp, hoặc ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương, mà nên nhớ rằng trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn được nhiều thì trẻ sẽ mau lớn và cứng cáp dù đó là thức ăn lỏng và mềm.

Tuổi nào, thực đơn đó
- Từ 5 - 6 tháng: bú mẹ là chính, ăn thêm từ 1 - 2 bữa bột loãng và nước quả. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 20 - 30g thịt, cá, tôm băm nhỏ chia hai bữa. Nếu ăn trứng, 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc hai lòng đỏ trứng chim cút.

- Từ 7 - 9 tháng: bú mẹ, ăn thêm từ 2 - 3 bữa bột đặc (10%) và nước quả hoặc hoa quả nghiền. Ăn khoảng 100 - 120g thịt hoặc 150g cá, tôm, hoặc 200g đậu phụ/ngày. Chia 3 - 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm mỗi thứ chỉ cần 30 - 40g/ngày) hoặc một lòng đỏ trứng gà/bữa. Một tuần cho trẻ ăn từ 3 - 4 quả trứng.

- Từ 10 - 12 tháng: bú mẹ, ăn thêm từ 3 - 4 bữa bột đặc và hoa quả nghiền. Lượng chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng) ăn như với trẻ từ 7 - 9 tháng.

- Từ 13 - 24 tháng: bú mẹ, thêm từ 4 - 5 bữa cháo và hoa quả. Mỗi ngày cho trẻ ăn từ 120 - 150g thịt hoặc 150 - 200g cá, tôm, hoặc 250g đậu phụ/ngày, hoặc một quả trứng gà/bữa (ăn cả lòng trắng). Một tuần ăn từ 3 - 4 quả trứng.

- Từ 25 - 36 tháng: ăn hai bữa cháo hoặc xúp, thêm từ 2 - 3 bữa cơm nát. Uống sữa bò hoặc sữa đậu nành, hoa quả. Lượng chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng) ăn như với trẻ từ 13 - 24 tháng.

- Từ 36 tháng trở đi: cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng) và nên cho ăn thêm hai bữa phụ: cháo, phở, bún, xúp, sữa... Mỗi ngày ăn 200g thịt hoặc 250g cá, tôm, hoặc 300g đậu phụ. Có thể cho trẻ ăn một quả trứng nhưng phải giảm thịt hoặc cá (30g thịt nạc có lượng đạm tương đương với một quả trứng gà).

PGS.TS Lê Thị Thu/http://www.sgtt.com.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cách giúp trẻ ăn ngon miệng (26/8)
 Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng (26/8)
 Khi nào có thể cho bé uống nước ép trái cây? (25/8)
 Bữa sáng lành mạnh giúp trẻ thành công (21/8)
 Trẻ biếng ăn - Kỳ 1: Biếng ăn và xã hội (21/8)
 Bé đi nhà trẻ, ăn uống sẽ tự giác hơn? (21/8)
 Ngũ cốc - nguồn thực phẩm thiết yếu cho bé (20/8)
 Rau củ quả cho bé bị táo bón (20/8)
 7 chất dinh dưỡng giúp trẻ thông minh hơn (19/8)
 Tâm lý của trẻ nhỏ khi ăn uống (19/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i