Tâm lý
   Bí quyết dạy con từ thuở còn thơ
 

Cùng một tình huống khó khăn, có trẻ vững vàng vượt qua, hoàn thành các nhiệm vụ, nhưng cũng không ít trẻ tỏ ra yếu đuối, sợ hãi, lẩn tránh.

Các nhà tâm lý học cho rằng, những biểu hiện đó chủ yếu phụ thuộc vào sự rèn luyện ý chí của người lớn đối với trẻ ngay từ những ngày còn thơ. Nói cách khác, đó là rèn cho trẻ tính tự lập từ rất sớm.

Chiều quá hóa hư
Cháu Bùi Thị Thu (9 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai) khá thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên, khi gặp các bài toán khó, Thu thường bỏ cuộc, hoặc nhờ đến đáp án mà ít khi động não. Không chỉ có vậy, những công việc nhẹ nhàng phù hợp trong gia đình, Thu cũng không bao giờ "động chân động tay". Cha mẹ bé lại chiều chuộng con hết mức, muốn gì được nấy, nên càng ngày Thu càng ỷ lại vào sự chăm sóc của mọi người.

(Ảnh minh họa)

Dù chỉ lớn hơn Thu hai tuổi nhưng cháu Trần Thị Mỹ Hạnh (Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai) lại là một cô bé rất chăm chỉ, biết quán xuyến việc gia đình. Cha mẹ đều là công nhân Khu công nghiệp Tam Phước, ít có thời gian chăm sóc con cái nên bé Hạnh tự mình làm hết những việc cá nhân hằng ngày. Hạnh còn tự giác dọn nhà cửa sạch sẽ. 5 năm liền, Hạnh là học sinh giỏi, luôn tự biết sắp xếp thời gian cho việc học và chơi. Mẹ Hạnh tâm sự, từ lúc 5 tuổi, chị đã dạy Hạnh cách tự lập thông qua các công việc đơn giản hằng ngày như lấy chổi quét nhà, đánh răng, rửa mặt, làm bài tập...

Vì sao trẻ gặp khó khăn?
Các nhà tâm lý học cho rằng từ thuở thơ ấu, việc hình thành "kinh nghiệm sống" vô cùng quan trọng. Nếu như trẻ càng được "thử thách", thường xuyên trải nghiệm với những khó khăn vừa sức thì càng thể hiện sức mạnh, khả năng của mình sau này. Những đứa trẻ ít bị phụ thuộc vào cha mẹ, ngay từ thuở nhỏ đã được rèn luyện và hình thành tính tự lập thì sau này dù khó khăn vẫn luôn quyết tâm, không bỏ cuộc.

Ngược lại, một số trẻ hay phụ thuộc vào người lớn, đặc biệt trường hợp cha mẹ quá nuông chiều, không cho con tham gia vào công việc thường nhật thì dễ hình thành tâm lý yếu ớt, sợ hãi, nhút nhát, không dám va chạm hoặc đối mặt với những khó khăn. Đó là cơ sở hình thành các tâm lý tiêu cực, như mất niềm tin, thiếu dũng khí, nhu nhược, lười biếng.

Người lớn cùng tham gia
Không nên coi trẻ em phải hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Một đứa trẻ lên ba tuổi đã bước đầu hình thành và phát triển tính độc lập, muốn khám phá những đối tượng xung quanh, hình thành tiền đề của ý thức, nhân cách.

Để trẻ có khả năng vượt qua những khó khăn, trở ngại "vừa sức", trở thành những người có nghị lực thì ngay từ những năm tháng đầu đời, hãy cho trẻ "độc lập" trong các hoạt động với môi trường xung quanh, tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự giải quyết, phát huy khả năng cá nhân, khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo. Người lớn luôn là điểm tựa trong những tình huống, hoàn cảnh khó khăn, có thể hướng dẫn, giúp trẻ cách giải quyết vấn đề khó một cách thuận lợi và đem lại cho trẻ sự hứng thú, phấn khởi.

Tùy thuộc vào độ tuổi và sự phát triển tâm sinh lý, giới tính..., người lớn nên sắp xếp công việc phù hợp, kết hợp các hoạt động học tập, vui chơi, đem lại niềm vui cho trẻ. Có thể dùng phương pháp thi đua, khen thưởng, động viên, khuyến khích giữa những đứa trẻ với nhau và giữa trẻ với người lớn để trẻ có thể khẳng định khả năng của mình.

Tuy nhiên, cũng không nên để trẻ tự do hoạt động quá mức. Mọi hoạt động của trẻ nên diễn ra trong tầm kiểm soát của người lớn, đảm bảo tính thử thách phù hợp với sức khỏe, khả năng và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nguyễn Văn Công (Giảng viên tâm lý học)
Theo Báo Đất Việt

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cha mẹ - người dạy bé thông minh (29/8)
 4 cách kích thích bé tư duy (29/8)
 Nghệ thuật dỗ trẻ (29/8)
 Dạy trẻ học từ những lỗi lầm (27/8)
 Khám phá cảm giác (27/8)
 Khi con vào lớp 1 (27/8)
 Nên “thiết lập kỷ luật” cho bé khi nào? (26/8)
 Hành vi xấu điển hình theo độ tuổi(2) (26/8)
 Chuẩn bị cho con ngày đầu đến trường (26/8)
 Hành vi xấu điển hình theo độ tuổi(1) (26/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i