Tâm lý
   Khi con vào lớp 1
 

Ngày đầu tiên cắp sách đến trường- đó không chỉ là sự kiện trọng đại của riêng trẻ mà còn là niềm vui, niềm thấp thỏm của cả gia đình. Bậc cha mẹ ai cũng lo lắng cho con từ chỗ học, những khoản tiền đầu năm cho đến nào vở, sách, bút, cặp, áo quần mới... Tuy nhiên, bên những sựsắm sanh về vật chất, sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho bé cũng đặc biệt quan trọng...

Hồi hộp ngày khai trường

Nói sự chuẩn bị về mặt tinh thần quan trọng ấy là vì nếu cha mẹ thờ ơ với điều này, trẻ sẽ rất dễ gặp phải những rắc rối, thậm chí là sốc. Mặc dù niềm vui được bận đồ đồng phục, có cặp sách mới... thật lớn, song, với trẻ, những ngày đầu đi học cũng nhiều thử thách và nỗi lo. Trẻ dạn dĩ thì không sao nhưng với một trẻ nhút nhát, bắt đầu một môi trường mới không có người quen, bạn quen là rất khó. Không ít trẻ khi vào lớp không còn thấy bạn mầm non của mình, không thấy cô tới hỏi han đã buồn thỉu, buồn thiu... chán học. "Những người bạn cũ của con cũng từng là bạn mới khii bắt đầu. Rồi tất cả đều là bạn bè thân thiết của nhau, chỉ cần con cởi mở!". Không phải quá nhiều phụ huynh biết giúp con nhận ra quy luật đó nên ngay từ đầu đến lớp, trẻ đã thiếu tự tin.

Ngoài yếu tố bạn bè, thầy cô còn lạ, khác với nếp sinh hoạt học tập ở trường mẫu giáo (chủ yếu lo ăn, lo chơi), khi bắt đầu lớp 1, trẻ bắt buộc phải làm quen với những nội quy nghiêm khắc, chặt chẽ hơn, thời gian cho học tập bài bản hơn, nhiều hơn và giờ chơi cũng hạn chế hơn. Trẻ cần được cha mẹ cho biết trước những thay đổi sẽ diễn ra khi vào lớp 1, để dễ tiếp nhận và ứng phó. Chị Kim Hạnh (nhà ở quận Tân Bình) năm nay có con vào lớp 2 kể lại một kinh nghiệm đáng chú ý. Cu Bi, con trai chị do thận không được tốt nên hay đi tè, thường cứ 1-2 giờ đi một lần. Ở lớp mẫu giáo, cứ mỗi lần đi tè, cháu chỉ việc giơ tay xin cô ra nhà vệ sinh là xong, bất cứ giờ nào. Nhưng khi lên lớp 1, cô giáo dặn giờ học phải tập trung học, không được làm việc riêng. Giờ ra chơi ngắn ngủi, cu Bi quên cả việc đi tè nên vào lúc ngồi học thì buồn không chiu nổi... và vì không dám xin cô đi vệ sinh nên đã tè ra cả quần. Cậu bé sợ hãi và xấu hổ với bạn bè, cô giáo đến nỗi đòi... bỏ học ngay sau tuần đầu tiên đi học. Sau sự cố này xảy ra, chị Hạnh mới biết mình đã quên dặn dò con những chuyện cỏn con này.

Tính kỹ luật ở trường phổ thông, nếu không chuẩn bị trước, trẻ rất dễ bị choáng. Trường hợp của cu Quân là một ví dụ. Khi còn ở trường mầm non, Quân hay được mẹ cho mang theo bánh quà trong túi xách. Hễ lửng bụng là cậu bé trốn cô chui ra ăn. Thấy Quân cũng thuộc loại suy dinh dưỡng nên cô giáo mầm non không nghiêm khắc với bé chuyện này. Lên lớp 1, không được mẹ dạy cho nên nghiễm nhiên, cứ lửng bụng là Quân lục đồ ăn, ngay cả khi cô giảng. Sau hai lần nhắc nhở mà Quân không nghe, lần thứ ba cô giáo phạt. Bị bắt đứng mỏi chân cuối lớp, Quân cứ đinh ninh cô giáo "ác" với mình. Cậu bé la lối với mẹ: "Con không thích học với cô dữ" và đòi đi học lớp cô khác!. Bấy giờ, mẹ của Quân mới nghĩ đến chuyện lẽ ra nên báo cho con biết trước những gì là mới mẻ, là khác với trường mầm non để con mình chuẩn bị!

Khác với trường hợp của cu Bi, Quân là chuyện của bé Kha, con chị Ngọc nhà ở quận 3. Anh chị Ngọc đi làm xa nên bình thường giờ đón con có trễ hơn so với mọi người. Ở trường mẫu giáo, thường thì cô giáo đợi phụ huynh đón hết cháu mới về, hạn hữu lắm thì gửi cháu lại cho bảo vệ trường. Còn ở trường cấp 1 thì không như vậy. Trẻ tự ra sân chờ mẹ cha mà không có cô giáo kiểm soát việc đón đưa. Quen nếp sinh hoạt ở nhà trẻ nên ngay ngày đầu tiên bé Kha đi học đã gặp sự cố. Thấy bố mẹ các bạn đến đón hết mà mình thì chưa thấy mẹ đâu, lại không thấy có cô giáo ở bên che chở, Kha ta cứ ... tự tìm đường về nhà. Khi đến trường không có con, chị Ngọc được một bữa sợ chết khiếp. Chạy ngược đường về nhà tìm con, chị gặp thằng bé mặt mày bê bết mồ hôi, bụi bặm, vừa đi vừa khóc gọi mẹ trên đường về nhà. Ngày đầu tiên đi học với bé Kha quả là... kinh dị khi có mặc cảm bỏ rơi. Chị Ngọc cho biết " Từ sau đận đó tôi mới hiểu rằng những ngày đầu trẻ vào lớp 1, bố mẹ không nên đón trễ. Và, phòng trường hợp cháu tự ý tìm đường về hay theo người khác về, mình cần chuẩn bị trước cho cháu giải pháp tốt nhất như vào phòng bảo vệ đứng đợi... nếu cha mẹ tới không kịp giờ. Cẩn thận hơn, bố mẹ nên ghi hẳn số điện thọai nhà, số nhà vào một tấm giấy dán lên phía trong cặp để phòng trường hợp con... có tự ý về sớm không may bị lạc.!"

Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nên “thiết lập kỷ luật” cho bé khi nào? (26/8)
 Hành vi xấu điển hình theo độ tuổi(2) (26/8)
 Chuẩn bị cho con ngày đầu đến trường (26/8)
 Hành vi xấu điển hình theo độ tuổi(1) (26/8)
 Dạy dỗ bé bướng bỉnh (25/8)
 Những món đồ chơi dỗ dành trẻ (21/8)
 Cách đơn giản dạy con làm quen với chữ viết (21/8)
 Ứng xử trước đòi hỏi của bé (21/8)
 Nào cùng vượt qua 'sốc lớp 1' (20/8)
 Những điều cha mẹ nên dạy con từ nhỏ (20/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i