Tâm lý
   Những món đồ chơi dỗ dành trẻ
 

Một đứa trẻ dựa vào sự dỗ dành và bảo bọc của cha mẹ, khi lớn lên sẽ ít nhút nhát hơn và thiết lập mối quan hệ với những đứa trẻ khác tốt hơn. Đây cũng là những món đồ gợi lên ký ức trìu mến và hạnh phúc của trẻ.

Bé con luôn có một món đồ chơi bằng bông ưa thích - và có lẽ đó là món đồ được sở hữu từ khi trẻ mới được vài tuần tuổi. Hoặc bạn để ý thấy rằng bé nằm yên lặng và nút ngón tay cái của mình một cách ngon lành trong chiếc giường cũi. Nghiên cứu cho thấy rằng phần đông trẻ em trong độ tuổi này đều có vài loại đồ vật an toàn, mềm mại để tự dỗ dành.

Các nhà tâm lý học dùng từ comforter (người dỗ dành) nhằm nhân cách hóa cho một món đồ chơi bằng bông mềm mại cho thói quen thích được vuốt ve âu yếm của trẻ, bởi vì việc sử dụng nó mang lại cho con bạn cảm giác dễ chịu và hạnh phúc.

Dưới đây là một vài ‘comforter' phổ biến nhất trong suốt năm thứ hai của cuộc đời

• Gấu bông Teddy: Đối với mọi người, chú gấu bị sứt tai hoặc rách nát gợi cho bạn ý nghĩ rằng đã tới lúc phải quăng vào thùng rác, nhưng đối với đứa bé còn ẵm ngửa của bạn, chú gấu Teddy là tất cả những gì bé có.

• Núm vú cao su: Cha mẹ thường đưa núm vú cho con của họ vì họ biết nó sẽ làm trẻ nguôi đi khi trẻ buồn. Việc nút núm vú cao su sẽ dỗ dành trẻ đủ để trẻ ngừng khóc.

• Bú tay: Giống như nút núm vú, việc nút ngón tay cái của trẻ mang lại cho trẻ một cảm giác yên lành. Điều tuyệt vời trong việc bú tay là đối với con bạn, trẻ có thể tự dỗ dành mình mà không cần sự giúp đỡ của bạn.

• Kéo tai: Bạn có thể để ý thấy rằng đứa bé 1 tuổi của bạn đang kéo mạnh tai của mình, đặc biệt khi trẻ thấy mệt mỏi. Nhiều bậc cha mẹ xem đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng đi ngủ. Mặc dù việc kéo tai là một hành vi nặng nề và không có vẻ gì là dỗ dành, nhưng thói quen dỗ dành này có hiệu quả khá an toàn giống như ngón tay và núm vú.

• Chơi đùa với ngón tay: Bạn có thể chú ý bé nằm bi bô trong chiếc giường cũi để chuẩn bị ngủ, rồi bé bắt đầu chơi đùa với ngón tay của mình. Bé di chuyển chúng rất nhanh theo hình quạt, nhìn chúng vụt nhẹ về sau cũng như về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần. Một số trẻ nhận thấy thói quen này rất thoải mái.

Chú gấu Teddy xinh xắn là món đồ gợi lên ký ức trìu mến và hạnh phúc của trẻ

Tâm lý học về "comforter" (người dỗ dành)
Các nhà tâm lý học thực sự không biết tại sao đứa bé 1 tuổi lại có nhu cầu đối với "comforter". Những gì họ biết đó là một đứa trẻ có được sự yên ổn và cảm giác được dỗ dành khi còn nhỏ khi lớn lên sẽ ít nhút nhát hơn. Đồng thời bé thiết lập mối quan hệ với những đứa trẻ khác tốt hơn. Những lý do này có lẽ đã giải thích vì sao một đứa bé cần đến "comforter".

• Sự nhận biết rõ: Đó là cảm giác có thể nhận biết được trong phút chốc mùi, vị của món đồ dỗ dành, khiến cho món đồ đó luôn hấp dẫn đối với trẻ.

• Tuổi thơ: Khi bé có một món đồ dỗ dành nào đó từ thuở ấu thơ, sự hấp dẫn của nó đối với trẻ nằm trong đường dẫn của trí não. Trẻ có nhiều ký ức trìu mến về khoảng thời gian ban đầu đó và rất hạnh phúc khi sử dụng lại một vật nào đó liên quan đến thời gian đó.

• An toàn: Cuộc sống đòi hỏi bé nhiều hơn theo từng cấp độ trưởng thành. Trẻ sẽ gắn bó với món đồ dỗ dành của mình vì sự an toàn, bởi vì không phải lúc nào trẻ cũng có bạn bên cạnh. Món đồ chơi dỗ dành ấy khiến bé có được cảm giác an toàn và sẵn sàng đối mặt với thế giới xung quanh một cách độc lập.

Ở độ tuổi còn quá nhỏ này, không hề có những bất lợi đáng kể nào đối với "comforter". Việc có một món đồ dỗ dành hoặc thói quen sử dụng núm vú cao su chắc chắn sẽ giúp cho bé được thư giãn hơn. Những món đồ chơi an toàn ấy sẽ giúp trẻ hợp tác với bác sĩ khi cần khám bệnh hoặc ngủ ngon trên một chiếc giường lạ lẫm.

Theo Web Trẻ Thơ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách đơn giản dạy con làm quen với chữ viết (21/8)
 Ứng xử trước đòi hỏi của bé (21/8)
 Nào cùng vượt qua 'sốc lớp 1' (20/8)
 Những điều cha mẹ nên dạy con từ nhỏ (20/8)
 Khuyến khích trẻ đeo đuổi sở thích (20/8)
 7 điểm bất lợi khi đánh đòn bé (19/8)
 Khi trẻ có tính "tắt mắt" (19/8)
 Để hai bé ở chung phòng mà không mâu thuẫn (19/8)
 Bé yêu học được gì khi đi siêu thị cùng mẹ? (18/8)
 Trẻ nhỏ và tình bạn (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i