Một số bé có cơ địa mẫn cảm có thể bị nổi ban sau khi ăn một chút dưa, do dưa có chứa axit tự nhiên.
Nếu bé xuất hiện dấu hiệu dị ứng với dưa như nổi phát ban quanh miệng sau khi ăn dưa, bạn nên đợi khi bé được khoảng 10 tháng tuổi mới nên cho bé làm quen với loại quả này.
Nếu bé không có dấu hiệu dị ứng với dưa, bạn có thể cho bé làm quen với dưa sớm hơn một chút, khoảng 8 tháng tuổi.
Một số bé có cơ địa mẫn cảm có thể bị nổi ban sau khi ăn một chút dưa
2. "Bảo quản dưa thế nào là tốt nhất?"
Bạn có thể dự trữ dưa ở nơi thoáng mát và trong ngăn mát của tủ lạnh khi dưa còn nguyên quả. Nếu muốn tiếp tục bảo quản dưa trong tủ lạnh, bạn nên cắt quả dưa thành những miếng lớn (như bổ làm đôi), chứ không nên cắt dưa thành từng miếng nhỏ và bỏ vào trong đĩa; bởi vì, cách làm này sẽ khiến miếng dưa không còn nguyên mùi vị ban đầu.
Khi bỏ dưa ra khỏi tủ lạnh, bạn nên nhớ phải để dưa hết lạnh hẳn mới nên cho bé ăn.
3. "Tôi có thể chế biến món dưa cho bé như thế nào?"
Có một số phương pháp cho bé ăn dưa mà bạn có thể thử như sau:
- Dưa nguyên chất. Trước tiên, bạn loại bỏ hết hạt dưa; sau đó, bạn dùng thìa dầm nhuyễn dưa (đối với dưa đỏ) và xay nhuyễn dưa (đối với dưa vàng) và cho bé thưởng thức. Bạn không cần trộn thêm nước, đường hoặc sữa vào cốc dưa này vì bản thân dưa đã có vị ngọt mát.
- Hỗn hợp dưa, chuối, đào. Nguyên liệu bao gồm: ½ quả chuối chín đã được bỏ vỏ, xay nhuyễn; 1 quả đào chín đã được bỏ vỏ, xay nhuyễn; 1 miếng dưa (vàng hoặc đỏ) đã được bỏ hạt, xay nhuyễn. Bạn trộn hỗn hợp trên vào một chiếc bát, sau đó cho bé thưởng thức. Có thể thêm một chút sữa chua để tăng thêm hương vị của hoa quả.
- Những loại thực phẩm có thể trộn chung với dưa là: chuối, lê, đào, carrot, sữa chua.
Theo Tin Tức