Tâm lý
   Mẹ làm cô giáo
 

Không khó để tìm cho con một trường học tốt mà ở đó những kỹ năng, những kiến thức đầu đời được mở ra. Nhưng quyết định thế nào là tốt nhất vì bên cạnh yếu tố chất lượng thì vấn đề học phí ở các trường chất lượng cao đó cũng khiến bạn phải phân vân.

Làm sao để tiết kiệm được chi phí hiện nay để dành cho con học sau này, mà vẫn dạy con đầy đủ những bước nền tảng kiến thức? Rất đơn giản, một trong những cách hiệu quả nhất là dành thời gian hợp lý để ở nhà và dạy con.

Sao bạn không thử làm cô giáo cho chính con mình

Thời gian này, đương nhiên không phải để làm hết bài tập này đến bài tập khác, mà thay vào đó là trò chuyện, giải thích, làm thí nghiệm nhỏ và bàn về những chủ đề khác nhau trong cuộc sống. Điều tuyệt nhất khi chính bạn dạy con là ở chỗ bạn có thể chọn thời gian "làm việc" thích hợp cho cả 2 mà không cần quá bận tâm đến giờ giấc lớp học với giờ ngủ, giờ chơi, và những quy định khác.

Học toán
Hãy bắt đầu môn toán bằng việc học đếm chẳng hạn. Bạn hướng dẫn con đếm những vật đơn giản quen thuộc: số giầy trên tủ giầy, số người đợi xe bus... Một khi bạn khiến trẻ thích thú với các con số, bạn đã thành công một nửa. Hãy dùng đến những số lớn hơn khi trẻ đã thông thạo các số nhỏ, và tiếp tục yêu cầu trẻ đếm những đối tượng quen thuộc.

Đừng chỉ dừng môn toán ở cộng và trừ. Có rất nhiều chủ đề khác rất hay như các hình thù, chiều cao, khoảng cách, số lượng... và bất kỳ thứ gì bạn khám phá ra. Các bài tập giống hệt như trong sách bài tập nhưng là những bài tập thực hành, những bài tập thực tế, trong những hoàn cảnh cụ thể.

Lưu ý:
- Không mắng mỏ trẻ khi trẻ em không tìm ra câu trả lời ngay.
- Không sốt sắng đưa ra câu trả lời. Hãy để trẻ làm công việc của mình và đưa ra đáp án của trẻ trước.
- Một món quà nho nhỏ như một cái ôm, một cái ảnh sticker sẽ làm trẻ hứng khởi.

Khám phá khoa học
Một cách để khơi dậy sự thích thú của trẻ đối với khoa học là nói chuyện với trẻ về những hiện tượng xảy ra hàng ngày trong cuộc sống. Khoa học là việc học về thế giới xung quanh chúng ta, vì vậy, đừng nên bắt đầu bằng những khái niệm khó hiểu như kiểu "Lực hấp dẫn trái đất là gì?", mà thay vào đó là những gì trẻ nhìn thấy được, sờ được và cảm thấy được hàng ngày, chẳng hạn như cây cỏ và các con vật... hay những vật thể không sống trên trái đất như nước, đá, pha lê...

Hãy để cho trẻ được khám phá thế giới tự nhiên

Lưu ý:
- Hãy tìm những cuốn sách hướng dẫn dạy trẻ các độ tuổi khác nhau tại hiệu sách, hay chia sẻ giữa các bà mẹ.

- Chuẩn bị một vài vật dụng cần thiết cho "thí nghiệm". Chẳng hạn nếu bạn dạy con về bộ sưu tập các loài cây, bạn có thể thu thập các loại lá cây khác nhau, và phân loại chúng và các hộp khác nhau nhiều màu sắc. Cách này làm bài học trở nên thú vị và có nhiều dấu ấn cá nhân đối với trẻ.

- Hãy để trẻ tự nghĩ và hỏi những điều trẻ muốn biết sau khi bạn đã cung cấp thông tin cho trẻ. Đừng đưa ra những câu hỏi không thể trả lời được, hoặc "đánh đố" trẻ bằng những thông tin quá khó hiểu.

- Hãy chuẩn bị tinh thần để trả lời những câu hỏi mà bạn cũng không biết trả lời thế nào. Hãy nhận rằng bạn không biết và hướng dẫn trẻ cách làm sao để tìm ra câu trả lời. Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi được tự tra cứu, nhưng tất nhiên phải là khi nào trẻ đã quen với việc này.

Phát triển ngôn ngữ
Ngôn ngữ thường trở nên đơn giản hơn khi nó được gắn vào các trò chơi và các câu chuyện kể. Nói chuyện với con và lắng nghe con nói là cách tốt nhất để dạy con về ngôn ngữ. Nhà khoa học Helen Marjan - giám đốc điều hành và nghiên cứu trường Lorna Whitson, Singapore cho biết: "Trong 5 năm đầu đời, trẻ đã bắt đầu tiếp thu ngôn ngữ để đạt tới hệ thống từ vựng giúp trẻ hiểu về thế giới xung quanh. Vốn từ vựng sớm không chỉ được bồi dưỡng bằng việc nói chuyện và giao tiếp với trẻ, mà quan trọng là phải được gắn vào những ngữ cảnh cụ thể và những ví dụ hấp dẫn, cùng sự hỗ trợ của tranh ảnh. Hướng dẫn học từ vựng là một phần tất yếu của mỗi chương trình ngôn ngữ. Nếu trẻ có lượng từ lớn, chúng sẽ phát triển tốt kỹ năng đọc và thích các môn học thuật. Khi trẻ càng được nói chuyện và rèn đọc nhiều, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ càng lớn dần lên".

Lưu ý:
- Đọc và khuyến khích con đọc nhiều sách truyện.
- Nói chuyện với con về bất cứ điều gì mà con thích.
- Đừng chữa lại những gì con nói.
- Các trò chơi như Giá treo cổ (Hangman), Sắp chữ (Scrabble) và tra cứu từ là những phương pháp học mà chơi rất bổ ích.

Một không gian học tập tốt cho trẻ
Dạy con học tại nhà (nếu có điều kiện) là một cách hữu hiệu cho cả mẹ và con. Bạn tiết kiệm được tương đối các loại chi phí, có nhiều "thời gian chất lượng" bên con, đồng thời bé yêu của bạn dần dần sẽ hiểu được rằng chúng ta học không chỉ khi chúng ta ngồi trong lớp.

Bố mẹ cần chú ý các bước sau để thiết kế cho con một góc học tập hoàn hảo.
- Nếu con bạn không có phòng học riêng, hoặc trong nhà thông nhau nhiều thì ít nhất bạn cũng nên đảm bảo con có một chiếc bàn đủ lớn để mở sách vở, bày đồ dùng học tập và các loại đồ phụ trợ học tập khác. Hãy bật nhỏ TV lại và mọi người trong gia đình cũng nên chú ý nói nhỏ hơn.
- Chiếc bàn học hợp lý: mép bàn ở khoảng eo của trẻ khi trẻ ngồi vào ghế; tay của trẻ nên ở vị trí gập 90 độ hoặc nhiều hơn. Chân của em nên chạm tới đất. Ngoài ra, bạn cũng có thể kê thêm đệm chân và đệm lưng cho trẻ.
- Ánh sáng cho bàn học sẽ tốt nhất khhi bàn được đặt gần cửa sổ với ánh sáng tự nhiên. Nhưng khi con bạn học vào buổi tối, thì một chiếc đèn học có ánh sáng vừa đủ, không quá chói gây lóa mắt, mà cũng không quá mờ gây kém tập trung là cần thiết. Bé cũng cần nghỉ giải lao sau mỗi 30 - 40 phút học liên tục.
- Màn hình máy tính cần cách xa mắt 50 cm. Vị trí của màn hình nên ở vào khoảng thấp hơn 10 - 15 độ so với tầm mắt. Nên có màn chắn màn hình nếu màn hình bị chói vì nếu không, mắt trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
- Đừng quên khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành tốt mỗi môn học.

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Muốn trẻ ham đọc sách, cha mẹ cũng phải đọc (5/6)
 Khắc phục tật xấu của bé yêu (5/6)
 Bí quyết làm bạn với con (5/6)
 3 ghi nhớ cơ bản ở bé (4/6)
 'Ứng phó' khi bé thích la hét (4/6)
 Đối phó khi bé yêu hờn dỗi (2/6)
 Những cách đơn giản dạy trẻ về thiên nhiên (2/6)
 Có cần cho con học sớm? (2/6)
 Trẻ con và ti vi: Những điều không ngờ (1/6)
 Khống chế cơn mè nheo của trẻ (1/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i