Mang thai và sinh đẻ
   Những ngày đầu nuôi con
 

Phải mất ít nhất 3 ngày, hệ thống sữa mẹ mới hoạt động tốt. Từ đó trở đi, sữa mẹ có màu đặc trưng, nhạt và trong hơn sữa non; bạn có thể cho bé bú bất kỳ lúc nào dựa trên nhu cầu hàng ngày của bé.

Bầu ngực căng tức khiến bạn khó chịu, thậm chí xuất hiện cảm giác hơi đau. Nếu được cho bé bú thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Những thời điểm bé không bú, ngực bạn cũng tiết sữa tự nhiên. Vì vậy, để giữ vệ sinh, bạn nên thay áo ngực vài lần trong ngày.


Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những loại áo ngực chất liệu sợi tổng hợp mà nên dùng loại cotton. Buổi tối đi ngủ, bạn cũng có thể đặt thêm một chút giấy thấm dưới gọng áo con để thấm sữa chảy ra.

Khi bạn bị mất sữa

Một số người mẹ có dấu hiệu mất sữa tạm thời (có sữa sau đó bị mất) hoặc mất sữa hoàn toàn (người mẹ không thấy bầu vú to lên hoặc có to lên nhưng sắp đến ngày sinh, bầu vú lại không có dấu hiệu căng tức, không tiết sữa non...).

Để tránh tình trạng mất sữa, sau khi sinh, bạn nên cho bé bú sớm vì phản xạ mút sữa mẹ sẽ kích thích khả năng tiết sữa. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường một chế độ dinh dưỡng đa dạng và nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu sữa mẹ không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của bé, bạn nên cho bé bú bình thêm. Sữa tốt nhất cho các bé dưới 6 tháng tuổi là các loại sữa công thức với các thành phần dưỡng chất tương tự như sữa mẹ. Bạn nên chú ý nồng độ khi pha chế sữa để đảm bảo hàm lượng chất đạm, chất béo, chất đường có trong sữa hộp.

Tùy vào từng nhãn sữa cụ thể mà nhà sản xuất có thể bổ sung thêm các chất vi lượng vào sản phẩm của mình như sắt, vitamin, taurin, DHA, ARA... Tuy vậy, các chất trên chỉ phát huy tác dụng nếu bé được bú đủ sữa mỗi ngày. Tổng số sữa sẽ được chia đều khoảng 8-10 cữ bú một ngày đêm (khoảng 60ml/lần).

Sữa đã pha bạn nên cho bé dùng luôn vì nếu để lâu (quá 2 giờ đồng hồ), sữa của bé dễ bị nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên thay đổi nhãn mác sữa liên tục nếu không có lý do cụ thể. Bởi vì các nhãn mác sữa nói chung đều có thành phần tương tự nhau.

Bạn cũng không nên trộn lẫn nhiều loại sữa với nhau vì điều này có thể làm mất tính cân đối của sữa hoặc khiến bé bị dị ứng, tiêu chảy.


Theo Mevabe

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Bé không chịu bú mẹ.
Ngày gửi: 2/11/2009 4:58:55 PM

Tôi sinh bé được gần một tháng rồi nhưng đến giờ này bé vẫn không chịu bú sữa mẹ, mỗi khi tôi cho cháu bú là cháu lại không chịu ngậm và khóc giãy ra. Cho tôi hỏi bé uống sữa ngoài có tốt bằng sữa mẹ không?


guest
Giải đáp thắc mắc.
Ngày gửi: 2/11/2009 5:04:14 PM


Chào bạn! Theo các chuyên gia, bé từ chối bú sữa mẹ có thể do một số trở ngại như:
Bé bị đau: Trong trường hợp sinh khó hoặc sinh non, trẻ có thể bị đau sau khi lọt lòng mẹ do chấn thương xương đòn, bị bầm, trật khớp... Khi mẹ bế cho bú, bé sẽ càng đau và phản ứng bằng cách quấy khóc, không chịu bú. Nên đưa con đi khám, bác sĩ sẽ có cách điều trị và hướng dẫn bạn tư thế giúp bé bú không bị đau.
Ác cảm với đầu ti: Một số trẻ cứ ngậm chặt miệng khi mẹ cố gắng đưa bầu sữa vào miệng bé. Có thể những lần trước mẹ đã cho ngậm đầu vú sâu quá khiến bé gặp khó khăn khi bú và thở. Để khắc phục, mẹ nên chạm nhẹ đầu vú vào môi để bé mở miệng, sau đó đưa đầu ngực vào miệng bé. Nên để bé tự ngậm sao cho phù hợp nhất với mình, sau vài lần, bé sẽ bú bình thường trở lại.
Sữa mẹ xuống chậm: Nhiều bé lúc đầu rất thích bú nhưng vì sữa mẹ xuống ít, không đủ cho nhu cầu nên bé không còn hứng thú. Nếu trẻ khó bú do núm vú tụt vào trong, không co giãn, mẹ cần tập se và kéo giãn đầu vú theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khó thở khi bú: Một số trẻ gặp khó khăn khi xoay xở với việc mút, nuốt sữa và thở lúc bú mẹ. Dần dần, bé sẽ không thích thú với việc bú mẹ. Khi cảm thấy sữa xuống nhiều, nên dùng tay đặt lên bầu ngực, ngón tay trỏ để phía trên quầng vú, ngón tay giữa ở dưới quầng vú. Ấn nhẹ ngực từ trước ra sau để giảm bớt lượng sữa đang phun, giúp bé không bị ngộp, sặc sữa.
Quen bú bình: Khi mẹ đi làm trở lại, bé quen với việc bú bình. Khi bé không bú thường xuyên, sữa mẹ sẽ không còn tiết nhiều như trước nên bé sẽ thích bú bình hơn.
Sữa có mùi lạ: Nếu mẹ ăn thực phẩm cay, dùng thuốc lá, trẻ cũng có thể bỏ bú vì mùi sữa thay đổi.
Trẻ ốm: Trong giai đoạn nứt nướu răng, sốt, viêm tai..., trẻ cũng có thể đột ngột bỏ bú. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi cơ thể bé bình thường trở lại.
Bạn tìm hiểu xem bé không bú vì lý do gì để có cách khắc phục bạn nhé! Trong trường hợp bất khả kháng bạn mới cho trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn vì chỉ có sữa mẹ mới tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phụ nữ sau sinh cần hỗ trợ của người thân (6/2)
 Đàn ông nên sinh con trước 35 tuổi (6/2)
 Mẹo đối phó với cơn đau hông ở phụ nữ mang thai (5/2)
 Bạn đã sẵn sàng "làm mẹ"? (4/2)
 Uống cafe khi mang thai - con dễ bị ung thư (3/2)
 Ngày chuyển dạ (21/1)
 Chế độ ăn cho cả hai mẹ con lúc mang thai (21/1)
 Bên trong bụng mẹ (20/1)
 Những bước chuẩn bị để có em bé. (19/1)
 Các biện pháp tránh thai (17/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i