Tâm lý
   Năng lực của trẻ từ 0 - 3 tuổi
 

Bạn có biết bé từ 0 - 3 tuổi có thể làm được những gì? Bây giờ, chúng ta sẽ nói về việc dạy cho bé các năng lực khác nhau.

Năng lực cơ thể: học cách ngẩng đầu, ngồi, bò, đi. 6 tháng tuổi bé có thể ngồi rất vững chắc, 9 tháng tuổi bé có thể bò rất nhịp nhàng, 12 tháng tuổi thông thường bé đã có thể đi rất vững, tự bé có thể thẳng thắn bước đi mà không sợ mất thăng bằng.

1. Dạy bé vui vẻ ngẩng đầu: Đặt cục cưng từ 1-3 tháng tuổi, nằm sấp trên giường , không đắp chăn, hai cánh tay để trước ngực, dùng món đồ chơi sặc sỡ màu sắc hấp dẫn bé yêu: " Bé cưng, đồ chơi ở đây này" khiến bé phải cố gắng ngẩng đầu lên. Dần dần nâng dần góc độ lên.

2. Giúp bé vận động bị động: Huấn luyện bốn ngón tay bé yêu vận động, tăng thêm quan hệ với cha mẹ. Phần đùi vận động khiến bé cưng nằm yên: Nắm lấy phần đùi non của bé, chuyển động hai chân nhẹ nhàng cẩn thận như lái xe vậy, làm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cánh tay vận động khiến bé cưng thoải mái: Gấp hai cánh tay bé giao nhau trước ngực, sau đó lại mở rộng ra hai bên.

3. Học những kĩ năng mới: ngẩng đầu, trở mình, ngồi và bò: Chuẩn bị một nơi bằng phẳng, rộng rãi để làm không gian cho bé cưng tập bò. Tập bò đối với sự phát triển vận động và trí lực sau này của bé cưng đều có một tác dụng vô cùng quan trọng.

Năng lực sinh hoạt (sống): bé có thể phối hợp tốt khi mặc quần áo, khẩu vị ăn uống tốt, dưới sự giúp đỡ của người lớn bé có thể dùng tay đỡ cốc uống nước.

1. Phát triển năng lực sống toàn diệnnhư năng lực mút (hút), năng lực cầm nắm, năng lực bơi lội, năng lực đi lại, năng lực âm nhạc, vv... Những tư chất thiên bẩm này nếu như cha mẹ không chú ý truyền cho bé những kích thích tương ứng, một ngày nào đó, những tư chất bị bỏ sót đó sẽ nhanh chóng biến chất và mất đi.

2. Có một quy luật của cuộc sống sinh hoạt: bé cưng có một ý thức về thời gian của chính mình: mỗi ngày bé không chỉ biết định giờ đại tiện mà trong đầu còn có một "bảng cửu chương" riêng: Sáng nào mẹ cũng đưa bé đi dạo, buổi tối bố đi làm về, tắm rửa xong nên đi ngủ... Có một quy luật sinh hoạt, bé yêu ngày càng phát triển khoẻ mạnh.

3. Bé tự uống nước: Trẻ 5 - 6 tháng tuổi là đã có khả năng đỡ cốc nước để uống nước, trẻ 8 - 9 tháng tuổi có thể dùng hai tay nắm chặt cốc nước rồi. Cha mẹ thả tay ra là khiến bé phát triển ý thức tự làm tự hưởng. Cho dù có bị đổ nước ra người thì cũng không nên quở trách, chỉ trích bé.

Năng lực hoạt động: 7 tháng tuổi bé có thể sử dụng cả hai tay, dùng mắt điều khiển được động tác của tay. 9 tháng tuổi có ý thức vứt, đẩy đồ vật, chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, 12 tháng tuổi có thể dùng ngón cái và ngón trỏ nhặt đồ.

1. Học cầm nắm: Mẹ có thể đặt những đồ chơi có cán nhỏ, mảnh vào trong bàn tay bé. Lúc đầu, có thể dùng đồ chơi nhẹ nhàng tiếp xúc, va chạm với tay bé, đợi đến sau khi tay bé hoàn toàn mở rộng thì đặt cán của đồ chơi vào lòng bàn tay bé, khi bé nắm chặt lại lấy đồ chơi ra.

2. Giải phóng tay bé: Bé lớn một chút là có thể dùng tay chơi. Thời điểm này, để tránh bé làm mình bị thương, người mẹ nên thường xuyên cắt móng tay cho bé mà không cần dùng bao tay bao tay cho bé. Nếu thường xuyên trói buộc tay bé, bé sẽ học tập như thế nào?

3. Tăng mức hoạt động của hai tay: Sau sáu tháng tuổi, trẻ chủ yếu dựa vào hai tay và miệng để tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Bố mẹ nên cố gắng hết sức tạo điều kiện và môi trường để hai tay của bé hoạt động.

Tri thức an toàn thông thường:
Hiểu đựơc không được tuỳ tiện cho đồ chơi vào miệng.

1. Nhận thức cuộc sống, ý thức tự bảo vệ nảy sinh: 4 - 5 tháng tuổi, bé bắt đầu biết nhận thức về cuộc sống. Nhìn thấy người lạ biết tỏ ra căng thẳng, khóc thét lên, lẩn tránh. Đây chính là sự manh nha của ý thức tự bảo vệ. Không nên lo lắng. Nếu bé yêu của bạn đến giai đoạn biết nhận thức cuộc sống mà lại không có phản ứng mới cần phải tăng cường, phát triển ý thức về an toàn cho bé.

2. Cái miệng khám phá thế giới: 5 - 6 tháng tuổi, bé cho tất cả những đồ vật bé muốn, bé thích vào trong miệng. Cha mẹ không nên ức chế, đè nén ham muốn hiểu biết, thăm dò của bé. Khi bé biết ăn dặm, nên nói với bé: "đây là thức ăn, kia là đồ chơi", một thời gian sau là bé có thể phân biệt được. Cần phải đảm bảo chắc chắn đồ dùng của bé phải thật sạch sẽ.

3. Phân chia khu vực an toàn: Không cản trở việc bé hoạt động trong những địa bàn khác nhau, thông qua trải nghiệm của bản thân, bé có thể biết được tấm thảm trải giường, bò trên khoảng trống của tấm thảm tương đối lạnh, cứng, chắc, đồ vật xếp thoải mái khắp nơi.

Tri thức bảo vệ môi trường: thích thú, yêu quí tự nhiên.

1. Mỗi ngày, hít thở không khí trong lành. Hàng ngày, đưa bé tới khu gần công viên để đi dạo, cho bé ngửi mùi hoa thơm, cỏ dưới chân, không khí trong lành để thở, bé sẽ rất yêu mến đại tự nhiên tươi đẹp.

2. Không lãng phí điện, nước: Bật tắt bóng điện trong lúc sử dụng rất hấp dẫn sự chú ý của bé, cho bé dùng tay khuấy nghịch nước, không thể không hấp dẫn bé đúng không? Hãy nhanh chóng vứt bỏ loại phương pháp tác động không hề sáng suốt này. Thói quen tốt của việc tiết kiệm là không lãng phí điện, nước nên được bắt đầu ngay!

3. Quàng khăn tay cho bé: Khi miệng bé chảy nước dãi, thông thường dùng một tờ khăn giấy lau cho bé. Mỗi ngày đều dùng như vậy không biết sẽ tốn bao nhiêu giấy. Đây hoàn toàn không phải là một hành động biết bảo vệ môi trường. Hãy chuẩn bị cho bé một chiếc khăn tay, dùng kim băng cài an toàn vào bên ngoài cổ áo của bé, ngày nào cũng giặt sạch sẽ, vừa bảo vệ môi trường lại vệ sinh.

Năng lực ứng biến:
6 tháng tuổi: Khi chơi trò chơi vui nhộn hoặc đồ vật yêu thích bé biết cười, 10 tháng tuổi bé có phản ứng đối với mệnh lệnh đơn giản, 12 tháng tuổi bé có thể chấp hành một chút yêu cầu phức tạp như "để hoa quả vào trong rổ".

1. Trò chơi trốn tìm: Bố mẹ yêu và bé cưng cùng chơi trò trốn tìm, đột ngột xuất hiện trước mặt bé, đột ngột biến mất, cả người lớn và bé cưng đều cười không biết mệt. Đây là sự thể hiện việc xuất hiện và biến mất một cách đơn giản, vừa có thể cho bé khái niệm về sự biến mất, đồng thời có thể đủ để bé rèn luyện năng lực ứng biến.

2. Miệng, mũi, tai: Huấn luyện năng lực ứng biến của bé yêu tốt nhất là chơi trò chơi nghe chỉ lệnh làm động tác. Đầu tiên, mẹ bé đưa ra chỉ lệnh: cái miệng, cái mũi hoặc cái tai; còn bố hướng dẫn bé dựa theo chỉ lệnh của mẹ để làm động tác. Làm từ chậm đến nhanh, bạn sẽ phát hiện năng lực ứng biến của bé yêu nhanh hơn rất nhiều.

3. Mẹ không ở đây: Mỗi ngày, mẹ đều ở cùng với bé, sẽ khiến bé xuất hiện tính ỷ lại. Mẹ hãy thử đi vắng một lát xem bé ứng biến như thế nào. Tất nhiên, người mẹ phải khống chế, điều khiển thời gian vắng mặt tốt, nếu không, không những sẽ khiến bé sợ hãi mà bé còn biết rằng nhất định mẹ sẽ quay lại.

Năng lực vui chơi:
Biết chơi trò trốn tìm, thích nghe nhạc hoặc tham dự vào trò chơi.

1. Chơi đùa cùng người thân đó là công việc lớn nhất của bé. Nếu như bố mẹ có thời gian tham dự vào trong trò chơi cùng với bé, sẽ khiến bé từ việc cùng chơi dần dần sẽ chủ động gia nhập và hăng say chơi đùa.

2. Học cách chơi trò chơi: Mỗi loại đồ chơi đều có một phương pháp thao tác riêng. Động viên, khích lệ trẻ tìm kiếm cách thức chơi trò chơi, đương nhiên trẻ có thể độc lập chơi trò chơi một mình.

3. Sớm hình thành tình thân : Cùng mẹ chơi trò chơi rất vui vẻ, đó là trung tâm của việc giáo dục tình thân một cách nhẹ nhàng, tự nhiên cho trẻ. Thông qua trò chơi có thể giúp bé tăng thêm sợi dây liên hệ tình thân (mẫu tử, phụ tử), rèn luyện tính gan dạ, lòng dũng cảm cho trẻ.

Năng lực xã hội:
học tập, giao lưu, có thể mô phỏng các động tác đơn giản, thích vui chơi cùng các bạn nhỏ khác.

1. Mỹ nhân mỉm cười: Bé biết thông qua cơ thể của mình biểu hiện ngôn ngữ cử chỉ như khóc, cười, động tác của thân hình và chân tay biểu hiện tình cảm đối với thế giới bên ngoài. Đây là khả năng biểu đạt thiên bẩm của bé. Đặc biệt cách thức "mỉm cười' của trẻ sơ sinh có thể khiến cho mọi người đều có cảm tình.

2. Đi sang hàng xóm: Mặc dù bé chưa biết đi bộ nhưng việc la cà hàng xóm là một bài học bắt buộc để nâng cao năng lực giao tiếp xã hội của bé. Suốt ngày ở trong nhà không có việc gì, nên cho bé ra ngoài kết thân bạn mới, rất tốt đối với việc giao tiếp xã hội sau này của bé.

3. Sức hấp dẫn kì lạ của ngôn ngữ cử chỉ (tay): Bé ở độ tuổi này vẫn còn chưa biết nói, nhưng có một số bài học ngôn ngữ giản đơn là dùng ngôn ngữ cử chỉ của thân hình và chân tay là chiếc cầu nối bé yêu với thế giới bên ngoài. Bố mẹ và bé có thể cùng nhau tiến hành một số giao lưu về hình thể, tay chân, sẽ khiến cho bé có sự giao lưu vui vẻ.

Theo aFamily

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi bé nói dối vì sợ bị phạt (9/2)
 7 cách để mẹ con gần gũi nhau hơn (9/2)
 Âm nhạc quan trọng đối với trẻ như thế nào? (6/2)
 Cha mẹ bất hòa! (6/2)
 Những câu hỏi của trẻ (6/2)
 Những điều bạn nên dạy bé từ khi nhỏ (5/2)
 Dạy bé làm quen với khái niệm thời gian (5/2)
 Trấn an tâm lý khi bé gặp ác mộng (5/2)
 Dạy trẻ tự tin qua những điều đơn giản (4/2)
 Dạy con dùng tiền (4/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i