Tâm lý
   Trấn an tâm lý khi bé gặp ác mộng
 

Nếu bé xuất hiện những cơn ác mộng lúc nửa đêm, bé sẽ vô cùng hoảng hốt khi phải ngủ một mình.

Bạn có thể giúp bé cân bằng tâm lý qua vài mẹo nhỏ từ Goodhousekeeping.
- Thông cảm cho bé: Bạn khó mà biết chính xác nỗi sợ hãi bé vừa trải qua. "Tất cả các bé đều có chung một câu hoảng sợ ‘con vừa gặp ma' khi bạn ở bên. Lúc này, bạn nên vỗ về bé trước bằng cách ôm bé vào lòng để bé bớt sợ hãi" - Jodi Mindell (chuyên viên Sức khỏe Trẻ em tại Philadelphia) chia sẻ. Thái độ đồng cảm giúp bé yên tâm và tin tưởng trò chuyện với cha mẹ sau đó.

- Bạn nên tránh an ủi bé theo cách "Chỉ là giấc mơ thôi mà. Có thế mà con cũng hoảng sợ à". Bởi vì, bé 3-4 tuổi không thể tự trấn an tâm lý với những giấc mơ hãi hùng. Thay vào đó, bạn nên chỉ cho bé thấy môi trường an toàn trong nhà như phòng bố mẹ ngay sát bên hoặc chú chó nhỏ đang canh giữ dưới nhà.

- Cùng bé phân tích cơn ác mộng: Bạn nên từ từ hỏi và lắng nghe bé kể sơ qua về những tình tiết hoặc những nhân vật khủng khiếp trong giấc mơ vừa trải qua. Đó có thể là cảnh bé đi lạc; bé bị ai đó rượt đuổi hoặc cảnh ma quỷ. Việc chia sẻ sẽ giúp bé bớt căng thẳng và giảm thiểu sự đe dọa phi lý của cơn ác mộng.

Ảnh: JupiterImages.

Giúp bé loại bỏ ác mộng
Nghiên cứu cho thấy, những cảnh như máy bay lao vào tòa nhà, một người đàn ông giận dữ bóp cổ em bé, những bà mẹ ôm con khóc dưới trời mưa... có thể xuất hiện chập chờn trong giấc mơ của bé. Kết quả của ác mộng kiểu này thường bắt nguồn từ những hình ảnh trên tivi mà bé được xem.

Người lớn có thể coi đó là những cảnh phim ảo hoặc những thảm họa xã hội trên thế giới nhưng bé thì bị ám ảnh thực sự. Những hình ảnh này ẩn náu trong đầu và khiến bé bị stress. Khi ấy, chất lượng giấc ngủ giấc ngủ kém đi và bé dễ thức giấc lúc nửa đêm. Thời điểm bé giật mình tỉnh dậy cũng là thời điểm bé mường tượng lại những cảnh khủng khiếp vừa xem trên tivi. Do đó, nỗi sợ hãi của bé thường nhân lên gấp đôi, nhất là với bé phải ngủ một mình.

Do đó, bạn cũng nên loại bỏ những yếu tố dễ khiến bé gặp ác mộng như những đoạn phim hoặc trò game súng gươm trên máy vi tính. Thay vào đó, bạn nên chọn đọc cho bé một quyển sách vui vẻ trước giờ đi ngủ. Bạn nên tránh cho bé xem phim hoạt hình hoặc chơi đùa quá sức vào buổi tối. Những bộ phim họat hình dù hài hước, sinh động nhưng cũng dễ làm bé lưu trữ hình ảnh lộn xộn trong đầu - kết quả của những ám ảnh trong giấc mơ.

Bạn cũng nên thu xếp phòng ngủ cho bé thật gọn gàng, ấm cúng. Trang bị quá nhiều đồ chơi, tranh ảnh trong phòng ngủ cũng khiến bé nhức mắt và hoảng sợ nếu thức giấc nửa đêm. Đảm bảo sự bài trí trong phòng ngủ sẽ khác với phòng khách hoặc phòng vui chơi của bé.

Với bé lớn hơn, bạn có thể trò chuyện với bé về những thảm họa mà bé được chứng kiến trên màn ảnh nhỏ. Phân biệt cho bé thấy đâu là những cảnh không có thật của phim ảnh, đâu là những thảm họa thiên nhiên. Buổi thảo luận cởi mở sẽ làm yên lòng và tránh bé phải đương đầu với những ám ảnh.

Bạn cũng nên nhận biết thời điểm những cơn ác mộng ở bé trở nên nghiêm trọng. Theo Jodi, nếu một giấc mơ khủng khiếp cứ tái diễn hết lần này đến lần khác thì nó có thể là dấu hiệu bé chơi đùa quá sức. Bạn nên kiểm tra xem thời điểm bé xuất hiện những cơn ác mộng có trùng khớp với một ngày bé vui chơi nhiều cùng bạn bè hoặc người giúp việc. Ác mộng cũng có thể gia tăng sau một ngày bé gặp nhiều chuyện không vui.

Nếu những cơn ác mộng ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bé, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Theo mevabe.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ tự tin qua những điều đơn giản (4/2)
 Dạy con dùng tiền (4/2)
 Dạy bé qua chiếc điện thoại (4/2)
 Đặc điểm tâm lý của bé lên 5 (3/2)
 Cá tính con bạn là gì? (3/2)
 Hoạt động tăng cường trí tưởng tượng cho bé (3/2)
 Phân biệt nuông chiều và khuyến khích bé (2/2)
 Tính tự lập giúp trẻ nhanh nhẹn hơn (2/2)
 Ứng phó khi bé đánh bạn chơi (2/2)
 9 cách giúp bé hay nói (21/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i