Tâm lý
   Đặc điểm tâm lý của bé lên 5
 

Lên 5, bé thích hoạt động theo cách riêng của bản thân hơn là răm rắp vâng lời bố mẹ. Bé xuất hiện những hành vi xấu trong giai đoạn này; từ đơn giản như chỉ ăn món yêu thích, thích 'lý sự' với cha mẹ; đến nghiêm trọng hơn là nói dối, bắt nạt bạn chơi...

Nhìn chung hành vi xấu của bé có thể bắt đầu ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là khi bé buồn chán, mệt mỏi. Khi ấy, bạn nên gần gũi bé và kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân để lý giải cho cách cư xử khó chịu này ở bé.

- Lứa tuổi này, bé thích sự giao tiếp mang tính chất công bằng và thăm hỏi như: "Hôm nay con có chuyện gì không vui à? Con nói cho mẹ nghe xem nào?" hoặc "Sao con cáu kỉnh thế? Hay là con bị ốm?". Sau đó, bạn nên chăm chú nghe bé phản hồi.

- Bé lên 5 thích chứng tỏ mình là người lớn và thường đặt ra "yêu cầu" là mong được cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Lúc này, bé cũng phát triển khá độc lập và "rất ghét" những ý kiến phê phán kiểu "Con thì biết cái gì"...

Bé lên 5 xuất hiện những phản ứng cảm xúc tiêu cực với môi trường xung quanh. Chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau hoặc ông bà mắng bố mẹ, bé sẽ trở nên buồn chán, thậm chí cả cảm giác trầm uất về điều này. Sự chán nản và thất vọng ở mỗi bé là khác nhau nhưng nói chung, các bé đã biết quan tâm hơn đến cảm xúc của người thân trong nhà.

Hành vi xấu đáng lo ngại nhất ở bé thời điểm này là việc bắt nạt bạn chơi. Tất nhiên, bé chưa đủ nhận thức để xác đinh được đây là hành vi cần chấm dứt. Đơn giản vì một số bé có cá tính mạnh mẽ, nóng nảy và muốn chứng tỏ quyền uy của mình bằng cách giật tóc, cấu véo, đánh bạn chơi cùng...

Trường hợp này, bạn nên nhận biết những thời điểm khiến bé dễ bùng nổ tật xấu để ngăn chặn kịp thời. Nếu việc thích dùng bạo lực trở thành đặc trưng của bé thì việc bạn trách mắng, thậm chí dùng đòn roi, hành vi xấu của bé cũng khó bị dập tắt nhanh.

Tốt nhất, khi bé chuẩn bị xuất hiện hành vi xấu, bạn nên nhanh chóng tách bé ra khỏi nhóm bạn. Đợi đến khi bé thật bình tĩnh, bạn mới nên trao đổi hoặc trách phạt bé.

Ngoài ra, để lôi kéo bé cùng tham gia các hoạt động chung với gia đình, bạn nên tìm cách gợi ý thú vị và đưa cho bé vài cơ hội lựa chọn; chẳng hạn, bạn có thể khuyến khích: "Mẹ con mình cùng thi xem ai lau nhà sạch hơn nhé" hoặc "Con muốn dọn đồ chơi hay xếp sách báo lên giá". Khi thoải mái tinh thần, bé sẽ hòa hứng giúp cha mẹ mà ít có biểu hiện chống đối.

Theo mevabe.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cá tính con bạn là gì? (3/2)
 Hoạt động tăng cường trí tưởng tượng cho bé (3/2)
 Phân biệt nuông chiều và khuyến khích bé (2/2)
 Tính tự lập giúp trẻ nhanh nhẹn hơn (2/2)
 Ứng phó khi bé đánh bạn chơi (2/2)
 9 cách giúp bé hay nói (21/1)
 Năng khiếu của bé là gì ? (21/1)
 Thời điểm cho bé ra ngoài (21/1)
 Sửa tật lề mề của bé (21/1)
 Dạy bé biết phê bình tế nhị (21/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i