Tâm lý
   Cha mẹ bất hòa!
 

Khi quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" không còn trong xã hội ngày nay, các bạn trẻ yêu và đến với nhau một cách tự nguyện thì hạnh phúc càng trở nên bền vững vì những người trẻ có thời gian tìm hiểu lẫn nhau trước khi quyết định hôn nhân. Lý thuyết là như vậy, và không phải lý thuyết lúc nào cũng đúng.

Thực tế cho thấy, trong xã hội, tỷ lệ các cặp vợ chồng trẻ đưa nhau ra tòa ngày càng cao mà lý do chỉ từ những chuyện vụn vặt trong cuộc sống.

Họ có học thức, có địa vị, có chỗ đứng trong xã hội. Ở cơ quan, có thể họ là những quản lý tốt, biết dùng người, là những nhân viên xuất sắc trong công việc, được mọi người khen ngợi, nhưng khi về đến nhà học lại chấp nhất nhau từ những chuyện cỏn con trong cuộc sống. Ở đây chúng ta không bàn đến chuyện vì sao họ lại dễ cãi cọ, dễ bất hòa và dễ đưa nhau ra tòa mà chúng ta đề cập đến một vấn đề khác: khi cha mẹ bất hòa, ai là người chịu hậu quả nặng nề nhất cả về vật chất và tinh thần.

Câu trả lời là: những đứa trẻ.
Những đứa trẻ, chúng là kết quả của tình yêu. Theo quy luật tự nhiên thì chúng sinh ra trong tình yêu thì sẽ được nuôi dưỡng trong tình yêu và trưởng thành trong tình yêu thương ấy. Thế nhưng cũng có những bậc làm cha, làm mẹ vì cái tôi của mình đã đẩy trẻ nhỏ ra khỏi quỹ đạo yêu thương mà ảnh hưởng từ việc cha mẹ bất hòa đến con cái mà chúng ta thấy được đầu tiên, đó là ảnh hưởng về tâm lý.

Đang chơi đùa vui vẻ, Lucky tát thẳng vào mặt bạn gái ngồi cạnh và quát: im ngay, tao nói không được cãi. Rồi sau đó, Lucky hất tung hết đồ chơi với vẻ mặt giận dữ.
Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân, cô T.H, thuộc một trường mầm non Q1 cho biết: ba mẹ bé thường xuyên cãi vã, chính vì vậy, từ một cậu bé ngoan ngoãn và thông minh bỗng trở nên cộc cằn và rất hay đánh bạn.

Khi ba mẹ thường xuyên bất hòa, mỗi bé đều có một biểu hiện tâm lý khác nhau tùy theo tính cách mỗi ngày của mỗi bé. Tuy nhiên, hầu hết các bé đều có biểu hiện tiêu cực: lầm lì, la hét, đánh bạn, hay khóc, hoảng sợ, khả năng giao tiếp hạn chế...thậm chí có những bé nếu không được can thiệp kịp thời sẽ có những biểu hiện của trầm cảm hoặc thay đổi tính nết, trở nên hung dữ, bướng bỉnh.

Thậm chí có bé còn tâm sự với cô giáo mầm non của mình: con chỉ muốn chết đi thôi vì trong nhà con chẳng có ai thương ai cả.

Cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ không hiểu biết gì, vậy nên người lớn không cần phải quan tâm đến những cảm xúc của trẻ nhỏ mỗi khi gia đình có chuyện bất hòa để đến khi bé thực sự thay đổi tính nết mới vội vã đưa bé đến các chuyên gia tâm lý.

Người lớn chia tay có thể tìm lại một gia đình khác cho mình, còn trẻ nhỏ thì sao?

Có chứng kiến cảnh hai anh em ôm nhau khóc vì không muốn xa nhau mới thấy người lớn thật nhẫn tâm.

Rồi đây, Anh sẽ sống trong sự giáo dục của cha mà không có tình yêu dịu dàng của mẹ, còn em thì sẽ vắng đi sự dạy dỗ của cha, bấp bênh và hụt hẫng. Rồi những đứa trẻ sẽ lớn lên như thế nào? Chúng sẽ nghĩ gì về những người làm cha, làm mẹ và quan trọng hơn rồi đây ai sẽ dạy chúng phải làm cha làm mẹ như thế nào?

Nhìn số liệu thống kê về tỉ lệ ly hôn của những gia đình trẻ mà không khỏi giật mình xót thương cho số phận của những đứa trẻ.

Nếu người lớn biết dằn lòng mình, biết bình tĩnh và bỏ qua cái tôi của mình để bao dung, tha thứ, để nhẫn nhịn yêu thương thì có lẽ, rất nhiều những đứa trẻ không bị đẩy ra đường, không phải sống mà thiếu đi sự dạy dỗ của cha hay tình yêu của mẹ. Như vậy xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn bởi trẻ nhỏ luôn được sống và trưởng thành trong tình yêu thương gia đình.

QuỳnhGiao.mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những câu hỏi của trẻ (6/2)
 Những điều bạn nên dạy bé từ khi nhỏ (5/2)
 Dạy bé làm quen với khái niệm thời gian (5/2)
 Trấn an tâm lý khi bé gặp ác mộng (5/2)
 Dạy trẻ tự tin qua những điều đơn giản (4/2)
 Dạy con dùng tiền (4/2)
 Dạy bé qua chiếc điện thoại (4/2)
 Đặc điểm tâm lý của bé lên 5 (3/2)
 Cá tính con bạn là gì? (3/2)
 Hoạt động tăng cường trí tưởng tượng cho bé (3/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i