Tâm lý
   Giúp trẻ đối phó với stress
 

Mỗi khi bắt đầu một năm học mới, tình trạng căng thẳng, một trong nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới gia đình thường xuyên được báo cáo là sự căng thẳng của trẻ em. Chúng tôi muốn chia sẻ nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh với chuyên gia Carol Denbow - một chuyên gia tâm lý - giáo dục trẻ em nổi tiếng, với nhiều bài viết và công trình hữu ích liên quan tới giải pháp tích cực cho vấn đề stress ở trẻ.

Stress ở trẻ nhỏ
So với cuộc sống của người lớn trưởng thành, thì dường như trẻ con không có bất cứ sự lo lắng nào cả.. Nhưng trên thực tế, trẻ có thể phải chiu đựng stress nhiều, thậm chí hơn cả người lớn. Những dấu hiệu stress sẽ khó quan sát thấy bên ngoài vì trẻ cũng có nhiều kiểu stress khác nhau. Điều quan trọng là phải nhận dạng và giúp trẻ đối phó với những nhân tố gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của chúng.

Khi được hỏi rằng nguyên nhân nào khiến trẻ lo lắng, căng thẳng, hầu hết chúng đều trả lời: trường lớp, bài tập về nhà, điểm số, gia đình, bạn bè, áp lực ganh đua với bạn, và bị bạn bè trêu chọc... Một số trẻ đối phó với căng thẳng bằng cách làm tổn thương thể chất chính bản thân, ăn nhiều, mất bình tĩnh, hoặc im lặng. Mặt khác, một số trẻ tìm phương pháp tích cực hơn để đối phó với stress, có thể bằng cách chơi gì đấy, nghe nhạc, xem TV, nằm chơi game video, khóc, hay nói với cha mẹ. Điều cốt yếu trong sức khỏe trí tuệ và thể chất của trẻ là chúng có thể sử dụng với ý nghĩa tích cực làm giảm căng thẳng.

Các bậc cha mẹ cần theo dõi và nhận ra được những căng thẳng của trẻ và giúp chúng đối phó. Nếu không, trẻ em có thể tìm đến những phương pháp tiêu cực để giải quyết stress. Khi cha mẹ dạy trẻ đúng cách để giải quyết căng thẳng, chính là họ đang dạy cho trẻ thói quen tích cực sử dụng những phương pháp đúng đắn đối phó stress như những người trưởng thành.

Sau đây là những nguyên tắc chung, phụ huynh có thể tham khảo trong việc giúp đỡ con mình nhận diện và đối phó với stress:

1. Khi bạn phát hiện có sự thay đổi trong tình cảm của trẻ, hãy hỏi chúng đang cảm thấy thế nào, điều gì đó đang diễn ra trong suy nghĩ trẻ. Hãy cho trẻ cơ hội để bộc lộ tâm sự với bạn những điều đó.

2. Trẻ em thường gặp khó khăn để thể hiện những cảm xúc hay nỗi sợ hãi của chúng cho cha mẹ khi bị đổ lỗi, bị phán xét. Hãy kiên nhẫn và thấu hiểu trẻ. Bộc lộ sự kiên nhẫn của mình. Tích cực lắng nghe những gì trẻ nói.

3. Tránh sự vội vàng đánh giá hay nói với trẻ rằng trẻ đã sai, điều này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng ở trẻ.

4. Giúp con bạn tìm thấy phương pháp đối phó stress. Giúp trẻ nhận ra những gì mà trẻ thích làm và giúp trẻ tích hợp những hoạt động đó vào cuộc sống hàng ngày.

5. Bạn hãy luôn luôn mở rộng vòng tay, thể hiện cho trẻ tình yêu thương và đồng cảm của mình với trẻ. Trẻ em không ngốc nghếch, chúng chỉ quá bé nhỏ so với những căng thẳng thực sự.

Nếu bạn là một phụ huynh đang phải chịu đựng áp lực, hãy học tập và đối mặt với những stress riêng bằng cách luyện tập thể dục thể thao. Căng thẳng có thể bị lây nhiễm, và khi người lớn kết thúc bằng sự trải nghiệm stress, nó lại có thể ảnh hưởng lên trẻ.

Chỉ cần bắt chước những gì người lớn làm, trẻ có thể học tập và rèn luyện một cách lành mạnh phương pháp kỹ thuật làm giảm sự căng thẳng. Một khi bạn đã thông thạo phương thức luyện tập làm giảm sự căng thẳng cả trí tuệ và thể chất của mình, bạn hãy dạy trẻ học những bài học này. Như thế bạn đã giúp trẻ có được một nền tảng phong cách sống tốt, trong lối sống đầy căng thẳng của cuộc sống hiện đại ngày nay.

Sự thật là, trẻ mong muốn được nhận sự giúp đỡ từ cha mẹ của mình. Chúng muốn được nói chuyện, được nhận sự giúp đỡ về các vấn đề rắc rối, và được bố mẹ quan tâm, dành thời gian cho mình chúng. Do vậy, hãy cố gắng dành ra một khoảng thời gian chỉ có duy nhất bạn và trẻ, quan tâm sát sao tới những nhu cầu tình cảm mà trẻ cần là cách tốt nhất bạn có thể giúp trẻ đối phó với stres. Nếu bạn để ý thấy trẻ đang cảm thấy đang chán nản muộn phiền, từ chối nói chuyện với bạn dù bởi bất cứ lý do gì, bạn có thể tìm đến những sự trợ giúp chuyên môn.

Theo Carol Denbow - www.scottcounseling.com
Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sửa tính nhút nhát cho bé gái (7/1)
 Giúp bé ham đọc sách (7/1)
 Làm thế nào để thể hiện tình yêu với trẻ? (6/1)
 Khi các con chành chọe (6/1)
 Bài 3: Sự phát triển của hoạt động có đối tượng (6/1)
 Những đứa trẻ đòi hỏi (5/1)
 Dạy trẻ yêu lao động (5/1)
 Giải mã hành vi của bé (P.2) (5/1)
 Kiểm soát những cảm xúc của bé ở nơi công cộng. (2/1)
 Bí quyết giúp con bạn sáng dạ (2/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i