Tâm lý
   Bí quyết giúp con bạn sáng dạ
 

2 tuổi là thời kỳ thiên tài của trẻ, cha mẹ nên dạy để trẻ thực sự phát huy khả năng ở giai đoạn này. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều bậc phụ huynh thán phục khi thấy đứa con 2-3 tuổi của mình thuộc lòng bài hát dài trong phim Tây du ký dù không hiểu tiếng. Thực ra hầu hết trẻ em đều làm được như vậy, và nếu cha mẹ không biết điều đó, sẽ vô tình bỏ quên khả năng tuyệt vời này của trẻ.

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ phát triển rất nhanh trong độ tuổi từ 2 đến 3. Và những gì trẻ học được trong thời gian này sẽ phản ánh thái độ học tập của chúng về sau, nhiều khi thái độ đó không dễ sửa đổi khi trẻ lớn lên. Do vậy các bậc cha mẹ cần phải coi độ tuổi này là giai đoạn thiết lập năng lực cơ sở cho trẻ. Giai đoạn này, nếu dạy trẻ những điều cơ bản (vận động, ngôn ngữ, trí nhớ, kỹ năng tự phục vụ...) suôn sẻ thì trẻ sẽ thành những con người rất sáng dạ. Còn không dạy dỗ gì, cứ để trẻ tự nhiên chơi không thôi sẽ để khả năng ưu việt vốn có của mọi em bé biến mất lúc nào không hay.

Khi trẻ 2 tuổi được rèn luyện trí nhớ thì sẽ có trí nhớ tốt duy trì liên tục và dễ dàng. Với trẻ không được rèn luyện trí nhớ lúc này thì đến năm lớp 6 thôi sẽ khó nhớ nổi những công thức tính toán phân số, số thập phân... Vì vậy, khi được 2 tuổi cần phải cho trẻ rèn luyện trí nhớ càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn các bài tập: nhớ quốc kỳ của các nước, nhớ tên các con vật, nhớ tên các loại quả, các loại hoa, nhớ chủng loại xe ô tô... Những việc mà cha mẹ thấy hoàn toàn có ích, không hề quá sức đối với trẻ. Có bà mẹ đã dạy con 2 tuổi nhớ hết tên 100 thi sĩ nổi tiếng. Đứa trẻ ấy đã trở thành người cực kì xuất sắc. Đây không phải là việc nhồi nhét kiến thức.

Theo giáo sư Shichida vào thời kì năng lực ghi nhớ lên đến đỉnh cao như lúc hai tuổi, mà làm những việc như vậy thì rất có ích: một mặt làm cho khả năng ghi nhớ cao được phát triển, định hình thành năng lực của trẻ, mặt khác những kiến thức thu nạp được này sẽ còn đọng lại trong kho ý thức tiềm tàng của cả cuộc đời, sau này làm nền tảng để chúng có được năng lực xuất sắc và khả năng tư duy cao.

Một số bài tập rèn trí nhớ cho trẻ:
- Đọc hoặc kể cho trẻ nghe một câu chuyện, sau đó yêu cầu trẻ kể lại;

- Yêu cầu trẻ quan sát một nhóm các con vật, đồ vật trong khoảng 1 phút, rồi cất chúng đi và yêu cầu trẻ nói xem chúng nhớ được gì nào (tên, đặc điểm);

- Cho trẻ quan sát một nhóm 5-10 đồ vật hoặc con vật trong khoảng 1 phút, sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt lại hoặc quay mặt đi (cùng lúc đó, bí mật lấy đi hoặc thêm vào, hoặc đổi chỗ), khoảng 30 giây sau yêu cầu trẻ phát hiện xem những đồ nào còn thiếu hoặc đã bị đổi chỗ.

- Tương tự có thể cùng trẻ chơi trò "chiếc túi thần kỳ": lấy một cái túi màu tối yêu cầu trẻ chọn 5-10 đồ vật/con vật/các loại củ quả... Mỗi thứ trước khi cho vào túi đều cho trẻ có thời gian (khoảng 20-30 giây) quan sát, gọi tên, ghi nhớ màu, đặc điểm của chúng. Tùy theo độ tuổi hay năng lực của trẻ mà xác định số lượng, loại đồ vật/con vật... nào được bỏ vào trong túi. Sau khi tất cả mọi thứ đã cho vào trong túi, hãy yêu cầu trẻ thò tay vào túi (không được nhìn) lấy ra từng thứ gọi tên và nói xem chúng màu gì? Khi còn khoảng 2-3 thứ trong túi hãy cho trẻ đoán xem trong túi còn những thứ gì, màu sắc, đặc điểm của những thứ này.

- Đặt trước mặt trẻ 2 tuổi 5-10 cái hộp. Trong 3 hộp có để đồ gì đó. Hãy cho trẻ đoán xem hộp nào có đồ. Không có trẻ 2 tuổi nào ngay từ đầu đã đoán đúng cả 3 cái hộp có đồ. Hãy làm thử từ 1 hộp trước.

- Đặt lên bàn 5-10 món đồ, cho trẻ nhìn kĩ trong khoảng 1 phút, rồi giấu đi 1 món, đố trẻ biết đó là món đồ gì, màu sắc, đặc điểm của chúng. Hãy thực tập nhiều lần các bài tập rèn luyện trí nhớ kiểu này và cắt may, bổ sung cho hấp dẫn, vừa sức từng trẻ sẽ rất có ích trong việc giúp trẻ phát triển trí nhớ.

- Cũng liên quan đến trí nhớ, ta phải dạy trẻ khả năng quan sát. "Cửa hàng bày bán cái gì", chẳng hạn thế, để rèn cho trẻ khả năng nhớ được nhiều món đồ bày trong cửa hàng. Mẹ với con thi với nhau xem ai nhớ được nhiều hơn.

Điều quan trọng là, với trẻ 2 tuổi càng cho trẻ quan sát được càng nhiều càng tốt. Dẫn trẻ đến công viên, cho xem các con thú, cho xem hoa, cây cảnh,... Dẫn trẻ đến cửa hàng bán chim, thú cảnh, cho trẻ quan sát. Và yêu cầu trẻ nói về cái vừa xem, vừa nhìn thấy đó để đánh giá khả năng quan sát và ghi nhớ của trẻ. Cho trẻ đi vườn bách thú, vườn thú biển, khu vui chơi, đến viện bảo tàng... càng nhiều càng tốt, và cho trẻ kể lại những gì chúng nhìn thấy ở những nơi trẻ vừa đi. Cũng có thể cho trẻ đi bus, tàu điện đến bờ biển, vườn táo... để được nhiều dịp quan sát thế giới xung quanh hơn.

Tư tưởng "mới có 2 tuổi có nhớ được gì mấy đâu, thôi thì chờ đến khoảng 6 tuổi, lúc ấy biết nhớ rồi cho đi đây đó cũng được" là tư tưởng sai lầm, khiến năng lực vốn có của trẻ bị thui chột.

Mọi thể nghiệm khi trẻ đã hơn 6 tuổi - lúc này năng lực đã phát triển ở mức ổn định rồi - không tạo nên khả năng cơ bản quan trọng nào nữa. Các bậc cha mẹ nên biết rằng những thể nghiệm được thực hiện trong thời kì khả năng nhận thức đạt đỉnh cao nhất (2 tuổi) sẽ là những khả năng to lớn của trẻ sau này. Bởi vì ký ức về âm thanh của trẻ lúc này cực kì phong phú.

Trẻ 2 tuổi được xem là thiên tài ngôn ngữ. Vì trẻ dưới 3 tuổi có khả năng phân biệt được sự khác nhau rất nhỏ giữa các âm tiết, và hiểu được sự liên quan giữa các từ ngữ phức tạp. Với năng lực tiềm tàng phong phú, trẻ có thể nhớ ngoại ngữ một cách tự nhiên như một bản năng sinh lý vậy.

Vì vậy, khoảng 2-3 tuổi, cho trẻ nghe nhiều bài hát của trẻ em các nước, để trẻ được tiếp xúc, nhận biết được sự khác nhau về âm thanh giữa tiếng các nước cũng là điều rất nên làm. Những âm thanh trẻ không nghe vào giai đoạn này khi lớn lên sẽ không còn nhập tâm chính xác được nữa. Khi trẻ đang chơi, thử để máy quay đĩa chạy bản nhạc vui tươi tự nhiên nào đó. Ví dụ như "những bài hát ru con trên thế giới" chẳng hạn.

Điều quan trọng nhất là việc dạy trẻ, rèn luyện cho trẻ phải được thực hiện thường xuyên, hàng ngày, dù mỗi ngày chỉ một chút thời gian. Các bậc cha mẹ cần hiểu rõ một điều là việc dạy con hay rèn luyện cho con càng được lặp đi lặp lại nhiều lần, càng tạo cho trẻ khả năng "thiên tài". Tất nhiên cũng phải xem xét phản ứng của trẻ để cắt may, điều chỉnh, nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp. Nếu trẻ có vẻ không thích kiểu rèn luyện này thì phải chuyển sang kiểu khác thích hợp hơn, để trẻ vui vẻ thực hành hơn.

Bí quyết để thành công là rèn luyện cho con hay dạy con dưới hình thức chơi với con một cách vui vẻ, nhiệt tình. Cha mẹ có thể tham khảo thêm Chương trình Giáo dục phát triển tri tuệ qua trang web truonghoanggia.vn hoặc tham gia các khoá học cùng các chuyên gia tâm lý trẻ em của Trường mầm non Hoàng Gia.

PGS.TS. Nguyễn Công Khanh
Chuyên gia Tâm lý trẻ em, Trường Mầm Non Hoàng Gia, 343 Đội Cấn; Ttel: 762 4877
Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giải mã hành vi của bé (P.1) (2/1)
 9 cách giúp bé mạnh dạn và tự tin (31/12)
 Phát triển trí thông minh cho bé (31/12)
 Kiểm soát những căng thẳng trong kỳ nghỉ (31/12)
 Tập cho con có lòng dũng cảm (30/12)
 Để trẻ hết mè nheo, ăn vạ (30/12)
 Hướng bé đến với âm nhạc (30/12)
 Khi chơi, trẻ học được những gì? (29/12)
 Những 'môn học' cho bé lên 2 (29/12)
 Dọa nạt khiến bé càng lì và bướng (29/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i