Tâm lý
   Phát triển trí thông minh cho bé
 

Các chuyên gia cho rằng thông minh có khoảng 50-80% là do di truyền. Phần còn lại là những nỗ lực của bạn và bé trong 3 năm đầu đời.

Bé sẽ học tốt nhất từ những trải nghiệm nhiều hơn một giác quan, vì vậy chúng ta nên đưa cho bé nhiều đồ vật có thể nếm, nhìn, ngửi, nghe, cảm thấy và chơi.

2 năm đầu tiên của cuộc đời là quan trọng đối với sự phát triển của não. Bé khám phá và hiểu môi trường xung quanh thông qua giác quan của mình: Nhìn, nghe, sờ mó, ngửi, nếm... là cách bé bắt đầu phát triển trí thông mình.

Sờ, vỗ, cù nhẹ và cử động nhịp nhàng là những kích thích tự nhiên cho bé nhũ nhi (và cho những bé có trí thông minh phát triển chậm hơn nhiều). Vuốt ve với bóng bằng vải bông, một mảnh nhung hoặc xoa bóp nhẹ nhàng cánh tay, cơ thể, chân là những cách tốt nhất để làm cho bé cảm nhận được cơ thể của mình.

Bạn cũng có thể kích thích những giác quan của bé bằng cách đưa những đồ vật lý thú để cho bé nhìn hoặc nghe.

Bé cần quan sát những vật thể có chuyển động chậm, đa dạng và màu sáng. Bé cần được nghe người lớn nói chuyện với bé và hát cho bé nghe những bài hát êm dịu ngay từ lúc mới sinh ra. Bé cũng cần nghe những âm thanh của những đồ vật như đồng hồ, lúc lắc, hộp nhạc và ôtô.

Một thời gian dài trước khi có thể nói được, bé có thể hiểu những gì người khác nói với bé Điều kỳ diệu của sự phát triển ngôn ngữ được đan xen với sự phát triển của trí thông minh.

Hành động của cha mẹ
- Khích lệ bé chơi một cách chủ động. Chạy, nhảy và những trò chơi chủ động khác thì tốt hơn ngồi xem tivi hoặc quan sát người lớn chơi.

- Để nhiều loại đồ chơi và những loại sách khác nhau ở trên kệ thấp để con của bạn có thể lấy được. Giới thiệu cho bé mỗi lần một đồ chơi mới. Quá nhiều đồ chơi có thể kích thích bé quá mức.

- Đưa những đồ chơi cho phép bé khám phá nguyên nhân và hậu quả. Ấn một nút để làm cho con mèo xuất hiện thì không kích thích bằng đánh cái xoong bằng một chiếc thìa và xem nó chuyển động hoặc nghe tiếng ồn phát ra.

- Đưa những hoạt động phù hợp với cấp độ phát triển của bé. Cho phép bé chọn đồ chơi nào để chơi.

- Nói nhiều khi con của bạn tìm tòi. Nói về việc gì đang xảy ra và bạn đang làm gì.

- Giúp con của bạn sử dụng các giác quan (nghe, nhìn, sờ, nếm và ngửi) để khám phá những đồ vật khác nhau. Tập trung mỗi lần một giác quan sẽ tốt hơn đối với bé.

- Tạo ra một môi trường học tập bé thấy hứng thú. Để cho bé chủ động và có thể ngưng khi bé chán (hoặc mệt).

- Lặp lại những hoạt động đó nếu con của bạn muốn. Bé có thể chán chơi cùng cha mẹ nhưng hứng thú chơi với những bé khác.

- Khích lệ bé trong mọi hoạt động. Trấn an con của bạn rằng phạm sai lầm là một phần của quá trình học hỏi.

Thời điểm này, bé cần sự tham gia chủ động của cha mẹ và thời gian để tự khám phá sự vật. Bạn cần kích thích con nhưng đừng kích thích quá mức.

- Làm tất cả mọi việc cho bé lúc chơi trong khi bé chỉ ngồi nhìn thì quá dễ.

- Thúc dục quá hoặc sử dụng những hình phạt thô bạo cũng có thể làm tổn thương đến sự phát triển trí thông minh, thể chất của bé. Bé bị áp lực quá mức thường gặp vấn đề về phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng tư duy.

Mỗi bé được di truyền một tiềm năng nào đó để phát triển trí thông minh của mình. Kích thích mà bé nhận được trong những năm đầu (được cung cấp bởi người lớn và thông qua sự quan tâm của chính bé) giúp bé phát triển tiềm năng đó.

Trí thông minh giống như một con đường. Bé có thể ở điểm "chậm phát triển", ở điểm gọi là "trên trung bình" hoặc ở một khoảng nằm giữa hai điểm đó. Bé có trí thông minh phát triển chậm hơn ở những điểm khác nhau trên đường hơn những bé có trí thông minh phát triển nhanh hơn.

Những bé có trí thông minh bị chậm phát triển ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng cần phải kích thích nhiều để đi xa hơn trên con đường này.

Những bé có trí thông minh bị chậm phát triển ở mức độ nặng có thể cần đến những loại trải nghiệm cảm giác giống như bé mới sinh và bé mới tập đi.

Theo Nhi Đồng

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kiểm soát những căng thẳng trong kỳ nghỉ (31/12)
 Tập cho con có lòng dũng cảm (30/12)
 Để trẻ hết mè nheo, ăn vạ (30/12)
 Hướng bé đến với âm nhạc (30/12)
 Khi chơi, trẻ học được những gì? (29/12)
 Những 'môn học' cho bé lên 2 (29/12)
 Dọa nạt khiến bé càng lì và bướng (29/12)
 Bé thích nhại giọng (25/12)
 Không quát mắng khi trẻ nói tục (25/12)
 Khi bé thích nghịch đồ ăn (25/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i