Phát triển trí thông minh cho bé Các chuyên gia cho rằng thông minh có khoảng 50-80% là do di truyền. Phần còn lại là những nỗ lực của bạn và bé trong 3 năm đầu đời.
2 năm đầu tiên của cuộc đời là quan trọng đối với sự phát triển của não. Bé khám phá và hiểu môi trường xung quanh thông qua giác quan của mình: Nhìn, nghe, sờ mó, ngửi, nếm... là cách bé bắt đầu phát triển trí thông mình. Sờ, vỗ, cù nhẹ và cử động nhịp nhàng là những kích thích tự nhiên cho bé nhũ nhi (và cho những bé có trí thông minh phát triển chậm hơn nhiều). Vuốt ve với bóng bằng vải bông, một mảnh nhung hoặc xoa bóp nhẹ nhàng cánh tay, cơ thể, chân là những cách tốt nhất để làm cho bé cảm nhận được cơ thể của mình. Bạn cũng có thể kích thích những giác quan của bé bằng cách đưa những đồ vật lý thú để cho bé nhìn hoặc nghe. Bé cần quan sát những vật thể có chuyển động chậm, đa dạng và màu sáng. Bé cần được nghe người lớn nói chuyện với bé và hát cho bé nghe những bài hát êm dịu ngay từ lúc mới sinh ra. Bé cũng cần nghe những âm thanh của những đồ vật như đồng hồ, lúc lắc, hộp nhạc và ôtô. Một thời gian dài trước khi có thể nói được, bé có thể hiểu những gì người khác nói với bé Điều kỳ diệu của sự phát triển ngôn ngữ được đan xen với sự phát triển của trí thông minh. Hành động của cha mẹ - Để nhiều loại đồ chơi và những loại sách khác nhau ở trên kệ thấp để con của bạn có thể lấy được. Giới thiệu cho bé mỗi lần một đồ chơi mới. Quá nhiều đồ chơi có thể kích thích bé quá mức. - Đưa những đồ chơi cho phép bé khám phá nguyên nhân và hậu quả. Ấn một nút để làm cho con mèo xuất hiện thì không kích thích bằng đánh cái xoong bằng một chiếc thìa và xem nó chuyển động hoặc nghe tiếng ồn phát ra. - Đưa những hoạt động phù hợp với cấp độ phát triển của bé. Cho phép bé chọn đồ chơi nào để chơi. - Nói nhiều khi con của bạn tìm tòi. Nói về việc gì đang xảy ra và bạn đang làm gì. - Giúp con của bạn sử dụng các giác quan (nghe, nhìn, sờ, nếm và ngửi) để khám phá những đồ vật khác nhau. Tập trung mỗi lần một giác quan sẽ tốt hơn đối với bé. - Tạo ra một môi trường học tập bé thấy hứng thú. Để cho bé chủ động và có thể ngưng khi bé chán (hoặc mệt). - Lặp lại những hoạt động đó nếu con của bạn muốn. Bé có thể chán chơi cùng cha mẹ nhưng hứng thú chơi với những bé khác. - Khích lệ bé trong mọi hoạt động. Trấn an con của bạn rằng phạm sai lầm là một phần của quá trình học hỏi. Thời điểm này, bé cần sự tham gia chủ động của cha mẹ và thời gian để tự khám phá sự vật. Bạn cần kích thích con nhưng đừng kích thích quá mức. - Làm tất cả mọi việc cho bé lúc chơi trong khi bé chỉ ngồi nhìn thì quá dễ.
Theo Nhi Đồng |