Tâm lý
   Những đứa trẻ đòi hỏi
 

Con bạn có phải là một đứa trẻ hay đòi hỏi?
Không có gì là bất thường khi có một số cách khác nhau trẻ em đưa ra đòi hỏi ở độ tuổi 2-4. Hành vi này thường được xem như một bài kiểm tra đối với cha mẹ. Những đứa trẻ đòi hỏi thường là đang tìm kiếm sự kiểm soát hay có thể đang đối mặt với một vài vấn đề căng thẳng trong cuộc sống của chúng. Phụ huynh, những người không có xu hướng từ chối các yêu cầu không chính đáng có thể chỉ làm gia tăng những hành vi tương tự như thế ở trẻ và cho phép trẻ ngày càng nhận định sai lầm về giá trị vật chất cùng lòng tự trọng.

Ngoài ra, điều này cũng có thể nuôi dưỡng tư tưởng hưởng thụ đòi hỏi sẵn khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, cảm giác chúng "có quyền" và nhận được "bổn phận" từ cha mẹ bất cứ thứ gì mà đòi hỏi của chúng đưa ra. Trẻ cần phải học ngay từ sớm trong cuộc sống rằng: Cần có sự cân bằng giữa cho và nhận.

Phụ huynh có thể làm gì?
•Ngồi với con và trao đổi về sự khác nhau giữa hành vi đòi hỏi và một yêu cầu lịch sự, một lời thỉnh cầu nhã nhặn. Sẽ là phù hợp cho một phụ huynh giúp con biết cha mẹ đang bị đòi hỏi và trẻ cần thay đổi cách nói, hoặc thay đổi sắc thái nói khi đưa ra yêu cầu xin bố mẹ cái gì đấy.

• Giúp trẻ biết rằng có những yêu cầu của chúng nhận được câu trả lời CÓ, và có những yêu cầu sẽ nhận được trả lời KHÔNG. Việc nhận được câu trả lời KHÔNG là điều tự nhiên nếu đòi hỏi không phù hợp.

• Điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là làm mẫu các câu nói yêu cầu phù hợp khi giao tiếp với người khác. Bố mẹ hướng dẫn trẻ mẫu câu và cách sử dụng đúng lúc, đúng sắc thái trước mắt trẻ là phương pháp tốt nhất thúc đẩy, củng cố hành vi này ở trẻ. Đồng thời ghi nhớ: làm gương cho trẻ, nói với trẻ theo cách mà bạn muốn chúng nói với chính bạn.

• Dạy cho trẻ cách nói lịch sự: "Xin vui lòng" và "Cảm ơn"

• Giữ bình tĩnh, không thể hiện sự sửng sốt bất ngờ khi con bạn đưa ra những đòi hỏi vô lý. Sau đó nói: "Còn có cách nào khác để con có thể nói điều đó không?". Đôi khi trẻ không biết rằng chúng chưa biết cách nói phù hợp, hoặc đòi hỏi của mình là vô lý.

• Không nhượng bộ những đòi hỏi quá đáng của trẻ.

• Phớt lờ những hành vi đòi hỏi của trẻ. Đáp lại những nhu cầu đề nghị chính đáng của con. Theo thời gian, việc đáp ứng những hành vi chính đáng sẽ tăng cường những cách cư xử tốt theo hướng đúng đắn bạn mong đợi.

• Trao đổi với vợ/chồng bạn hay những người lớn khi hành vi cư xử của trẻ có khuynh hướng đòi hỏi, kích động mạnh. Điều này sẽ ngăn đứa trẻ không đưa ra những yêu cầu vô lý với những người khác.

• Chắc chắn rằng con bạn nhận được sự quan tâm của bạn khi chúng cư xử phù hợp. Những đứa trẻ đòi hỏi hay thể hiện qua hành vi cư xử để có được sự chú ý của cha mẹ.

• Trước khi đưa trẻ tới một cửa hàng hay khu thương mại, hãy cùng trẻ xem lại mục đích của chuyến đi, bạn định mua những gì, mong muốn của trẻ là gì, bạn và trẻ cùng trông đợi điều gì? Hoàn toàn phù hợp khi bạn nghiêm túc cho trẻ biết: "Chúng ta sẽ không có tiền mua những đồ chơi cho con trong chuyến đi này đâu!"

• Hãy giúp con bạn hiểu rằng sẽ không thích hợp khi đưa ra những đòi hỏi với cha mẹ trước mặt bạn bè chúng hay ở nơi công cộng. Đưa ra nguyên tắc trong gia đình: "Khi con đưa ra đòi hỏi với bố hay mẹ trước mặt bạn bè của con, câu trả lời cho tất cả yêu cầu đó luôn luôn sẽ là KHÔNG"

• Không trừng phạt thể chất trẻ để khi trẻ đưa ra đòi hỏi. Điều này chỉ tác động tiêu cực thêm tới trẻ, khiến chúng ngày càng đưa ra đòi hỏi theo những hướng khác trong các giai đoạn lớn lên sau này. Ghi nhớ: hãy giữ bình tĩnh.

Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ yêu lao động (5/1)
 Giải mã hành vi của bé (P.2) (5/1)
 Kiểm soát những cảm xúc của bé ở nơi công cộng. (2/1)
 Bí quyết giúp con bạn sáng dạ (2/1)
 Giải mã hành vi của bé (P.1) (2/1)
 9 cách giúp bé mạnh dạn và tự tin (31/12)
 Phát triển trí thông minh cho bé (31/12)
 Kiểm soát những căng thẳng trong kỳ nghỉ (31/12)
 Tập cho con có lòng dũng cảm (30/12)
 Để trẻ hết mè nheo, ăn vạ (30/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i