Tâm lý
   Làm thế nào để thể hiện tình yêu với trẻ?
 

Yêu thương một đứa trẻ là...
Có hàng trăm cách để thể hiện tình yêu thương với con mình. Có những cách đơn giản, có những cách mà chúng ta không quá khó khăn để thực hiện. Những chuyên gia tâm lý và giáo dục học trẻ em chia sẻ rằng chúng ta không thể nói "Bố/mẹ yêu con" với trẻ quá nhiều lần. Điều này rất quan trọng, tuy nhiên, trước khi bất cứ bậc phụ huynh nào có thể bắt đầu thể hiện tình yêu cho con mình, nên đặt ra 2 câu hỏi này:"Tình yêu là gì?" và "Tôi có yêu bản thân mình như một người cha, hay mẹ không?"

Vâng, rất quan trọng để yêu bản thân mình trước tiên. Khi con bạn lớn lên, chúng sẽ hiển nhiên có thể nói với bạn nếu bạn yêu bản thân mình. Chúng sẽ nói theo cách bạn thể hiện tình yêu của bạn với chúng. Bạn hiểu, cả hai điều đó là giống nhau. Yêu bản thân mình là một kiểu yêu thương trẻ. Vậy, mỗi khi bạn thấy thế giới của trẻ giống như những gì được viết dưới đây, hãy điền tên bạn cạnh tên của trẻ.

Giành một phút để tìm hiểu xem những câu trả lời của bạn có phù hợp với danh sách dưới đây từ Viện hàn lâm nhi khoa Hoa kỳ top 10 cách để thể hiện tình yêu với trẻ không.
Ghi nhớ rằng, niềm vui và hạnh phúc là chìa khóa để tạo nên sức khỏe cho trẻ.

1. Trước khi con bạn được sinh, bạn không nên sử dụng thuốc và chất có chứa cồn, hay hút thuốc.

2. Để dành thời gian đọc sách cho trẻ, thậm chí khi trẻ mới là đứa bé sơ sinh.

3. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn để chắc chắn rằng hồ sơ y tế của con bạn được cập nhật liên tục từng ngày và tất cả lịch tiêm phòng đã được hoàn tất. Giữ một bản sao hồ sơ y tế của trẻ tại nhà.

4. Kiểm tra nhà bạn có thể những mối nguy hiểm không và loại bỏ chúng. Hãy chắc chắn rằng luôn có sẵn các loại thuốc thông dụng, làm rõ nguồn cung cấp nước và các mối nguy hiểm tiềm tàng khác cùng những đồ vật sắc cạnh phải được giữ ngoài tầm với của trẻ. Giữ các đồ vật nhỏ ở xa tầm tay trẻ từ 3 tuổi trở xuống để phòng chống nguy cơ trẻ nuốt phải, nghẹt thở. Hỏi các tổ chức địa phương để nguồn cung cấp nước của nhà bạn được kiểm tra độ nhiễm chì.

5. Cung cấp phương tiện di chuyển an toàn. Đặt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 12 tháng vào ghế sau của xe ô tô, không để trẻ ngồi ở phía trước, đặc biệt phải có 1 túi không khí an toàn. Chắc chắn rằng khóa an toàn của trẻ được cài đúng cách, phù hợp chiều cao và cân nặng trẻ. Đảm bảo rằng con bạn được thắt dây an toàn như bạn.

6. Quan sát cẩn thận và đặt câu hỏi cho người giữ trẻ để chắc chắn rằng sự chăm sóc con bạn được thiết lập an toàn (bao gồm cả phương tiện giao thông di chuyển), sức khỏe và phát triển phù hợp. Chủ động ghi danh tham gia vào các tổ chức để học tập và trao đổi kinh nghiệm về an toàn trong chăm sóc trẻ.

7. Sử dụng nhiều từ phù hợp tích cực. Khuyến khích con mình với những câu như "Con có thể làm được!", và "Con thật là một chàng trai tuyệt vời!" Nuôi dưỡng lòng tự trọng và sự tự tin vào bản thân cho trẻ bằng cách khen thưởng một công việc đã được trẻ hoàn thành tốt cũng như thể hiện bạn quan tâm tới những gì trẻ đang nói.

8. Mỗi ngày, tiếp tục giám sát các hoạt động của trẻ và cung cấp cho trẻ khung thời gian biểu trong ngày. Giới hạn các kênh và lượng thời gian trẻ xem tivi. Các bữa ăn được diễn ra vào thời gian dự tính trước, cố định một giờ đi ngủ đều đặn và thời gian làm bài tập về nhà. Để giúp con bạn học cách quan tâm tới sức khỏe, giành thời gian để tham gia cùng với con bạn tập thể dục và thưởng cho trẻ những món quà là kẹo phải có lợi cho sức khỏe.

9. Tiếp tục nỗ lực dạy trẻ có nền tảng nhân cách tốt ngay từ ở trong gia đình và ngoài cộng đồng: Dạy trẻ học sử dụng các từ như "xin lỗi", "xin vui lòng", hay "cảm ơn". Khi bạn trở nên nản lòng và giận giữ với trẻ, tránh mắng mỏ hoặc nói những từ xúc phạm gây tổn thương. Tránh căng thẳng không mong muốn bằng cách dành cho trẻ nhiều thời gian của bạn khi bạn đã bình tĩnh lại.

10. Ôm con bạn thật chặt, hoặc có sự vỗ về nhẹ nhàng, hay dành bất cứ cử chỉ nào yêu mến cho trẻ, đặc biệt, bạn hãy thực hiện điều này khi con của bạn giận dữ, tranh cãi hay trong một tâm trạng xấu. Và không quên nói: "Mẹ yêu con".

Ngọc Mai mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi các con chành chọe (6/1)
 Bài 3: Sự phát triển của hoạt động có đối tượng (6/1)
 Những đứa trẻ đòi hỏi (5/1)
 Dạy trẻ yêu lao động (5/1)
 Giải mã hành vi của bé (P.2) (5/1)
 Kiểm soát những cảm xúc của bé ở nơi công cộng. (2/1)
 Bí quyết giúp con bạn sáng dạ (2/1)
 Giải mã hành vi của bé (P.1) (2/1)
 9 cách giúp bé mạnh dạn và tự tin (31/12)
 Phát triển trí thông minh cho bé (31/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i