Tâm lý
   Giúp bé 'giã từ' vũ khí
 

Một số bé trai tỏ ra đặc biệt thích chơi trò 'chiến tranh' có sử dụng súng. Bé thường chĩa súng và bắn 'pằng, pằng' vào cha mẹ hoặc người thân trong nhà.

Say mê đến mức nếu bị cha mẹ tước và cấm chơi với súng, bé liền dùng các đồ vật khác trong nhà giả vờ là súng và tiếp tục 'trình diễn'.

Nhiều cha mẹ tỏ ra lo lắng với hành vi thái quá này của bé. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bé trai say mê với súng cũng là điều bình thường. Nó chưa đủ cơ sở để kết luận bé sẽ có những hành động tiêu cực khi trưởng thành.

"Tôi đã nghe khá nhiều câu chuyện than phiền về đồ chơi súng ống của bé trai từ các bà mẹ. Nguyên nhân của hành vi này chủ yếu xuất phát từ sự bắt chước trong quá trình phát triển của bé" - Ari Brown (Chuyên viên Nhi khoa Hoa Kỳ) chia sẻ.

Chuyên viên cũng cho rằng, hành vi này ít khi bắt nguồn từ những cảnh bạo lực trong gia đình, chẳng hạn như, bé chứng kiến cảnh bố đánh mẹ... Đơn giản hơn vì bé thích rập khuôn theo những màn trình diễn của các ngôi sao trên màn ảnh nhỏ. Nếu hành vi này tái phát nhiều lần, bé sẽ bị nghiện và cha mẹ cũng khó lòng ngăn cấm. Bằng chứng là khi bạn vứt hết những món đồ chơi súng ống, bé lại dùng những đồ vật khác để giả vờ làm súng.

Tuy vậy, bạn vẫn có thể hướng bé sang các hoạt động khác mang tính chất lành mạnh hơn.

Ari Brown gợi ý rằng, bạn nên xem xét tới môi trường vui chơi hàng ngày của bé (những gì bé được nghe và được chứng kiến thường xuyên).

- Nếu gia đình bạn có thói quen vừa ăn tối vừa xem phim hành động, bạn nên chấm dứt điều này. Nếu anh trai bé thích chơi những trò game súng ống, bạn nên cách ly bé. Cắt giảm những hình ảnh bạo lực, bé sẽ bớt có cơ hội để muốn mình thành "người hùng" hơn.

- Nếu các bé có sở thích chơi những trò như "Trận giả", "Săn bắt cướp"... bạn nên hướng các bé đến những trò chơi giả tưởng thú vị khác như "Đi siêu thị", "Đua ôtô"....

Bé trên 4 tuổi, bạn có thể giúp bé thoát khỏi nỗi ám ảnh của súng bằng cách chỉ cho bé thấy nhược điểm của đồ vật này. Nói với bé rằng: "Súng sẽ làm cho người khác bị đau hoặc bị thương", bé sẽ nhận thức được phần nào sự không hài lòng của bạn mà tự nguyện chuyển sang những hoạt động khác.

(Theo mevabe.net)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Kỷ luật tích cực (22/12)
 Rèn luyện kỹ năng cho bé 4 tuổi (22/12)
 Tạo bất ngờ cho bé với món quà Noel (22/12)
 Để trẻ thêm yêu mẹ (18/12)
 Dạy trẻ làm việc tốt (18/12)
 Chìa khóa để có một sức khỏe tinh thần tốt (18/12)
 10 suy nghĩ tích cực trong cách nuôi dạy con cái năm 2009 (17/12)
 Mốc phát triển của bé lên 4 (17/12)
 Dạy con biết lựa chọn (17/12)
 Bài 2: Tư thế đứng thẳng và sự phát triển tâm lý trẻ (17/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i