Tâm lý
   Đối phó với bé lì lợm
 

Lì lợm được hiểu là tính cách cứng đầu, khó lay chuyển ở bé. Tính cách này phát triển nhiều nhất trong giai đoạn bé 4-5 tuổi.

Phân biệt lì lợm và bướng bỉnh
Nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn giữa tính lì lợm và bướng bỉnh của bé. Tuy nhiên, các nhà giáo dục Hoa Kỳ khẳng định rằng, cơ sở để phân biệt hai đặc điểm trên là dựa vào đặc điểm cá nhân của bé.

Lì lợm là thuộc tính đặc trưng của cá thể trong khi bướng bỉnh nằm trong những yếu tố phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Ví dụ, trường hợp bé bướng bỉnh, muốn chống đối là khi bé giận dỗi hoặc bị bạn ép buộc làm một việc gì đó. Trong khi bé lì lợm phần lớn là vì "bản chất tự nhiên".

Nguyên nhân
- Bản chất mỗi bé là khác nhau: Có bé hiếu động, nghịch ngợm trong khi một số bé khác hiền lành, trầm tính hơn.

- Bé luôn bị cha mẹ ép buộc tham gia hoạt động hàng ngày. Bé không thấy hứng thú và trở nên thờ ơ với những yêu cầu từ phía bạn. Đồng thời bé muốn bày tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi im, không phản ứng.

- Có thể bé đang phải đối mặt với hội chứng rối nhiễu tâm lý và luôn phớt lờ lời bạn nói.

Hướng dẫn cách xử trí
- Chấp nhận bé: Nếu mức độ lì lợm của bé ở giới hạn cho phép, bạn có thể kiên trì uốn nắn bé theo hướng tích cực. Bạn có thể tăng cường những hoạt động bé yêu thích như không tắt tivi trong lúc bé đang xem hoạt hình, không ép bé ăn rau, ăn cá...

Nếu bạn muốn hướng bé đến một hành vi tốt, nên giải thích kỹ càng lý do cho bé. Chẳng hạn, bé phải rửa tay trước khi ăn nếu không bé sẽ bị đau bụng... Thi thoảng, bạn cũng nên để cho bé tự làm theo ý thích của mình.

- Bỏ mặc bé: Nếu bạn nhắc đến giờ đi ngủ mà bé vẫn ngồi bất động chơi ôtô và cố tình "không thèm" trả lời bạn, bạn thử mặc kệ bé. Nói với bé rằng cha mẹ sẽ đi ngủ trước, sau đó, bạn vờ tắt đèn, vào phòng, khép cửa lại, bé sẽ có cảm giác như "bị bỏ rơi" nên nhanh chóng chạy theo chân bạn.

- Tuyệt đối không quát mắng, đánh đòn thái quá: Bé lì lợm phần nhiều do bản chất. Vì thế, những hành vi như mắng mỏ, đánh đập sẽ làm bé "chai sạn" hơn. Không những không sợ, bé sẽ càng ngày càng tỏ ra cứng đầu, khó bảo hơn.

- Nếu bé có những biểu hiện lầm lì bất thường, chậm hoặc kém phản ứng với những yêu cầu của cha mẹ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

(Theo mevabe.net)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những cách trừng phạt trẻ sai lầm (2/12)
 Nhận biết để nuôi dưỡng mầm non năng khiếu (2/12)
 Dạy bé lòng nhân ái (1/12)
 Khi bé chỉ thích một cuốn sách (1/12)
 Chăm sóc trẻ không đúng, kìm hãm quá trình phát triển của trẻ! (1/12)
 Giải pháp "trị" yêu sách của bé (28/11)
 Tập cho bé ngủ riêng (28/11)
 Sửa tật nói ngọng cho bé (28/11)
 Khi trẻ con học làm “người lớn” (28/11)
 Năm tính cách cần dạy con (27/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i