Tâm lý
   Ma, quỷ và phù thủy
 

Nhà tâm lý học lâm sàng Vanessa Von Auer thuộc Trung tâm Tâm lý EVA nói về việc xử lý những cơn ác mộng và chứng hoảng hốt ban đêm.

Những cơn ác mộng thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ giữa độ tuổi từ 3 đến 5. Những giấc mơ lạ này được mô tả chung là "những giấc mơ tối tệ" mà xảy ra gần thời điểm thức giấc trước bình minh. Cứ 4 đứa trẻ thì có 1 đứa có thể gặp ác mộng ít nhất 1 tuần 1 lần. Những giấc mơ lạ xảy ra là cách mà bộ não của chúng xử lý các thông tin trải nghiệm thường ngày và vì vậy là do một phần tự nhiên của quá trình phát triển.

Ý nghĩa của chúng là gì?
Nếu con bạn gặp phải ác mộng thường xuyên (đặc biệt là giấc mơ lặp đi lặp lại nhiều lần), thì não của chúng đang cố gắng kết nối với những sự căng thẳng khác biệt hay những vật chất chất đầy cảm xúc mà đứa trẻ đã phô bày ở trường, sân chơi hay ở nhà.

Các bậc phụ huynh có thể làm gí?
Trẻ em thường nhớ rất rõ về những gì chúng đã mơ thấy. Đây là cách tốt nhất mà trẻ có thể diễn đạt thành lời những lo lắng, sợ hãi với bạn và là cơ hội tốt cho bạn có thể điềm tĩnh để làm yên lòng trẻ. Bạn nên ôm trẻ vào lòng trong khi lắng nghe trẻ kể về giấc mơ. Khi trẻ kể chuyện xong bạn nên nói: "Giấc mơ chỉ là giấc mơ thôi con à, mặc dù giấc mơ của con dường như là thật và đã làm con sợ hãi nhưng thực ra nó không phải vậy và không làm con đau đâu. Mẹ sẽ ở đây và con sẽ được an toàn". Với cách làm như vậy trẻ sẽ quen với việc đương đầu với những giấc mơ sợ hãi trong môi trường an toàn và lành mạnh.

Bạn có thể giúp trẻ như thế nào?
Thông thường phụ huynh muốn đánh thức con em mình trong lúc chúng đang gặp phải cơn ác mộng để ngăn chặn những phản ứng tâm lý có lẽ làm trẻ sợ hãi. Tuy nhiên tốt nhất là không nên cố gắng đánh thức trẻ bởi vì nó chỉ làm cho giấc ngủ của trẻ bị phá vỡ đột ngột và có thể làm chúng hoảng sợ. Cứ để cho trẻ tự xử lý và tự ổn định bản thân. Hãy chắc chắn là trẻ sẽ không bị tổn hại về thân thể. Quan trọng hơn là phải chú ý chăm sóc trẻ hàng ngày và chắc chắn một điều rằng trẻ sẽ không gặp phải những thách thức gì về tâm lý hay cảm xúc.

Đương đầu với chứng hoảng sợ ban đêm
Những biểu hiện căng thẳng thường xuyên hoặc tình trạng thay đổi bất thường của các cơ quan trong cơ thể trẻ có thể là nguyên nhân khiến trẻ gặp phải ác mộng hoặc chứng hoảng loạn đêm kéo dài trong hoặc hơn 6 tháng. Não của trẻ đang cố gắng xử lý những sự kiện làm chúng hoảng loạn nên không thể nào cùng một lúc xử lý những căng thẳng về cảm xúc. Vì vậy, việc thực hiện các chức năng của cơ thể trong ngày có thể bị suy giảm. Trong trường hợp tồi tệ nhất, hành vi cũng như tính khí của trẻ có thể cũng thay đổi theo. Một số ví dụ như là trẻ sẽ trốn tránh hoặc trở nên ngại ngùng, sợ hãi hoặc hành động kì quặc. Vào thời điểm này, phụ huynh nên liên hệ với những chuyên gia tâm lý người có thể giúp trẻ giải quyết được những vấn đề nội tâm như "ma, quỷ, phù thuỷ". Các nhà tâm lý học có đủ khả năng và kinh nghiệm có thể nhìn thấu suốt những khó khăn về cảm xúc bên trong của trẻ mà cha mẹ đôi khi cũng khó nhìn thấy được. Nỗi lo lắng của cha mẹ hay đơn giản chỉ là việc thiếu kiến thức có thể làm họ không thấy được những thách thức thật sự mà trẻ đang gặp phải. Họ phải ở gần bên trẻ cũng như là phải có sự hỗ trợ về chuyên môn để đảm bảo cho trẻ luôn hạnh phúc và khoẻ mạnh.

Khi Giấc mơ không chỉ là giấc mơ
Một số giấc mơ có thể làm cho bạn quan tâm nhiều hơn. Trẻ em có thể hét lớn, đấm đá lung tung, trợn tròn mắt, rối loạn tim và đổ mồ hôi. Đây là những biểu lộ của một vần đề lớn hơn nhiều - đó chính là chứng hoảng sợ ban đêm. Mặc dù nó ít khi xảy ra nhưng sẽ trở nên thành một vấn đề khi mà trẻ không thể đối phó được với thế giới nội tâm của chúng và chịu đựng những mức độ căng thẳng cao hoặc những tổn thương về cảm xúc tình cảm. Chứng hốt hoảng ban đêm xảy ra phổ biến nhất khi trẻ vừa ngủ được vài giờ. Đây là giai đoạn mà trẻ ngủ sâu nhưng không mơ. Điều này có nghĩa là trẻ em, với người theo dõi, trông như thể chúng đang có âu lo về mặt cảm xúc cũng như thân thể của chúng dường như phản ứng với cơn ác mộng kinh hoàng. Tuy nhiên, trẻ em ngủ sâu đến nỗi chúng không nhận thức được những phản ứng và sẽ không nhớ được chúng đã từng mơ những gì trong những ngày sau. Trong mọi tình huống, thật khó cho cha mẹ có thể đánh thức trẻ hoặc làm cho trẻ được thoải mái.

Dinhquang - mamnon.com
Theo Kids Health Guide

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 quy tắc xã giao cho bé (17/11)
 Dạy bé thói quen ăn uống (17/11)
 Trẻ đọc chậm, làm toán kém (17/11)
 Mẹo giao việc nhà cho bé (13/11)
 Cho bé ngủ riêng: nhiệm vụ bất khả kháng (13/11)
 5 cách dỗ trẻ khi chúng hờn dỗi (13/11)
 Bài 2: Nhu cầu giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh. (12/11)
 Khi bé đập phá đồ chơi (12/11)
 Không nên bao bọc trẻ thái quá (12/11)
 Làm gì khi con trai nhút nhát? (12/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i